Điều gì sẽ xảy ra nếu con người có thể ghi và giải mã giấc mơ?

Nếu bạn có thể nhìn vào giấc mơ của người khác, bạn sẽ thấy gì? Liệu có phải sẽ là những cảnh tượng và môi trường rõ ràng hay chỉ là những màu sắc và âm thanh hỗn độn?

Ý tưởng nghe có vẻ bất khả thi nhưng các nhà khoa học khiến mọi người kinh ngạc khi biến điều đó thành hiện thực. Họ đang tiến tới việc ghi lại giấc mơ và khi đó mọi người có thể biết được giấc mơ của nhau. Vậy, làm thế nào họ nắm bắt được suy nghĩ vô thức?

Năm 2017, nhà nghiên cứu Daniel Oldis khám phá ra phương thức để chuyển đổi giấc mơ thành thông tin kỹ thuật số. Trong khi nhóm của anh ấy rất hào hứng về việc tìm hiểu bản chất của những giấc mơ nhưng những người khác lo lắng về ý nghĩa của những giấc mơ khi chuyển đổi số.

Điều gì sẽ xảy ra nếu con người có thể ghi và giải mã giấc mơ?
Giấc mơ chính là nỗ lực của bộ não con người để hiểu hoạt động thần kinh diễn ra như thế nào trong giấc ngủ.

Con người thường mất khoảng hai giờ mỗi đêm để mơ, trải dài giữa năm hoặc sáu giấc mơ; nhưng chúng ta quên mất 95% những giấc mơ đó trong vài giây sau khi thức dậy.

Kết quả là, mỗi buổi sáng, chúng ta lại cố gắng ghép những câu chuyện kỳ quái lại với nhau, cố gắng hiểu ý nghĩa của chúng. Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu đã cố gắng tìm ra những bí ẩn về lý do tại sao con người thường mơ.

Theo tờ Insh, các nhà tâm thần học Đại học Harvard J. Allan Hobson và Robert McCarley bày tỏ quan điểm giấc mơ chính là nỗ lực của bộ não con người để hiểu hoạt động thần kinh diễn ra như thế nào trong giấc ngủ.

Theo Daniel Oldis, cách tốt nhất để ghi lại và quan sát giấc mơ là gắn các điện cực vào tay, chân, cằm của con người khi ngủ. Khi con người chìm vào giấc ngủ sâu nhất, bộ não sẽ phát ra các xung thần kinh.

 Chúng phản ánh các chuyển động cơ thể trong giấc mơ. Sau đó, các điện cực đo lại, thu thập thông tin và liên kết nó với hình ảnh bắt chước các chuyển động của đối tượng buồn ngủ.

Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng sáu điện cực trên miệng và cổ họng của một đối tượng để có thể giải mã lời nói. Oldis đã cố gắng ghi lại lời nói, chuyển động cơ thể và hình ảnh trong giấc mơ bằng cách chạm vào hệ thống thị giác của não.

Ông tin rằng trong 10 đến 20 năm nữa, mọi người có thể sử dụng công nghệ này để truyền tải nội dung những giấc mơ của họ tới máy tính hoặc điện thoại thông minh rồi phát lại vào buổi sáng. 

Tuy nhiên, vấn đề khiến nhiều người lo ngại là nếu ai đó tìm cách hack các thông số kỹ thuật đó thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Họ có thể sẽ nắm giữ một số thông tin bí mật bạn không muốn tiết lộ. Từ đó, họ sẽ lợi dụng, đe dọa bạn hoặc có thể tống tiền bạn.

Vì vậy, có lẽ nơi lưu giữ giấc mơ tốt nhất của mỗi người vẫn là  đầu. Có lẽ chúng ta nên tìm ra cách kiểm soát giấc mơ  thay vì ghi lại và giải mã chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao Kỷ băng hà lại xảy ra?

Tại sao Kỷ băng hà lại xảy ra?

Hãy tưởng tượng tòa nhà Chicago Skyline. Bây giờ hãy hình dung nó nằm dưới băng gần 2 dặm (3 km). Đó chính là quang cảnh Trái Đất tại thời điểm băng giá nhất của Kỷ băng hà cuối cùng.

Đăng ngày: 15/09/2019
“Công nghệ” dạy toán mới trên thế giới: Khám phá quy tắc đại số trước khi đếm 1, 2, 3, 4... (Phần 4)

“Công nghệ” dạy toán mới trên thế giới: Khám phá quy tắc đại số trước khi đếm 1, 2, 3, 4... (Phần 4)

Ngược lại với cách dạy toán ở Mỹ, chương trình toán Davydov của Nga bắt đầu bằng đo lường và học quy tắc đại số trước số học.

Đăng ngày: 14/09/2019
Vì sao nhiều người thường nghiêng trái khi selfie?

Vì sao nhiều người thường nghiêng trái khi selfie?

Hãy lướt qua những bức ảnh selfie của mọi người, bạn sẽ nhận ra đa số họ nghiêng trái. Khoa học gọi đây là xu hướng pseudoneglect.

Đăng ngày: 14/09/2019
Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu?

Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu?

Hằng năm, cứ đến rằm tháng 8 là các em nhỏ nô nức, phấn khởi chuẩn bị cho ngày trọng đại được đi phá cỗ, ngắm trăng cùng các bạn.

Đăng ngày: 13/09/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News