Điều gì thực sự đã xảy ra khi chúng ta bị cháy nắng?
Một trong những lý do chúng ta phải tránh ra ngoài trong những ngày nắng nóng là "đen da" và "cháy nắng". Nhưng chính xác thì điều gì sẽ xảy ra trên làn da của chúng ta?
"Cháy nắng" là một cụm từ chúng ta thường xuyên được nghe trong những ngày thời tiết nóng như đổ lửa. Nghe nhiều, nhưng cũng chẳng ai dám coi thường, vì chỉ cần cháy nắng một lần thôi bạn sẽ hiểu cảm giác là như thế nào.
Nhưng bạn có hay, sự thực là quá trình cháy nắng "vi diệu" hơn bạn tưởng rất nhiều. Nó không đơn thuần là chuyện bạn bị "bỏng nắng", mà trái lại, Mặt trời hoàn toàn không liên quan đến chuyện "cháy" của bạn đâu.
Nghe lạ đúng không? Hãy thử tìm hiểu xem sao.
Sự thực là quá trình cháy nắng "vi diệu" hơn bạn tưởng rất nhiều.
Mặt trời nguy hiểm, nhưng không phải là thủ phạm khiến bạn cháy nắng
Đúng vậy đó! Mặt trời vừa là thứ duy trì sự sống, vừa là một tác nhân rất nguy hiểm. Tuy nhiên nếu về vấn đề cháy nắng, Mặt trời không phải là thủ phạm trực tiếp, mà chính là cơ thể của bạn.
Để hiểu được vấn đề này, trước tiên chúng ta cần biết rằng trong ánh Mặt trời có chứa tới 3 loại tia tử ngoại: UVA, UVB, và UVC.
Trong đó, chỉ UVA và UVB có khả năng chạm đến chúng ta. UVC là loại tia có bước sóng ngắn nhất cùng năng lượng tàn phá mạnh nhất, nhưng may mắn đã bị tầng Ozone nuốt trọn.
Giờ đến lượt cơ thể. Trên da của chúng ta có tồn tại các phân tử mang tên melanin - hắc tố. Chất này có khả năng hấp thụ ánh sáng với dải quang phổ rất rộng.
Khi tiếp xúc nhiều với nắng, melanin sẽ hấp thụ tia UVA trước khi nó gây tổn hại đến các tế bào da của bạn. Càng nhiều nắng, melanin sản sinh ra càng nhiều, và đây cũng là lý do làn da của bạn đen đi.
Chỉ UVA và UVB có khả năng chạm đến chúng ta.
Nhưng chỉ mình melanin là không đủ. Khi tiếp xúc với UVB có cường độ mạnh hơn, melanin trong cơ thể sản sinh ra quá nhiều, khiến nó tự kích hoạt một chế độ khác của cơ thể, mang tên Apoptosis.
Đây được gọi là chế độ chết rụng tế bào - có tác dụng loại bỏ những tế bào da quá dư thừa, không cần thiết. Và khi có quá nhiều tế bào tự diệt, hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu can thiệp, gây nên phản ứng "cháy nắng".
Những vệt cháy nắng thường có màu đỏ do máu dồn lên vết thương. Đồng thời, da chết sẽ tróc ra từng mảng khi vết thương lành.
Sau khi cháy nắng, máu sẽ được dồn lên những khu vực này nhằm tăng tốc độ hồi phục, khiến chúng thường có màu đỏ. Đôi lúc, quá trình tự diệt này nghiêm trọng đến nỗi có thể khiến làn da của bạn bị bỏng nặng, và thậm chí là gây ung thư da.
Tiếp xúc với Mặt trời bao lâu thì... ung thư? Và phải làm gì để chống lại tác hại từ Mặt trời
Thứ đáng sợ nhất của cháy nắng là làm tăng nguy cơ ung thư. Nhưng câu hỏi ở đây là: Cháy nắng bao lâu thì có thể bị ung thư?
Theo như một nghiên cứu của Hiệp hội nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, nếu bị cháy nắng tới 5 lần trước 20 tuổi sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da lên tới 80%.
Thứ đáng sợ nhất của cháy nắng là làm tăng nguy cơ ung thư.
Để ngăn tác hại từ Mặt trời, cách tốt nhất bạn có thể làm là hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng kem chống nắng. Bởi trong kem chống nắng có một số chất như Benzophenone, có tác dụng hấp thụ tia UV, thậm chí là phản xạ lại nó.

Những bí mật thú vị về cây thông Noel
Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch
Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 hàng năm, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết này.

Cách phòng tránh và thoát thân khi bị chó dữ tấn công
Khi bị chó dữ tấn công, đừng tỏ ra hoảng hốt hay bỏ chạy. Điều này càng kích thích chúng sẵn sàng tấn công bạn ngay lập tức.

Móng của một cây cầu được xây dựng như thế nào?
Ở những vùng ngập nước, người ta làm thế nào để xây móng cầu - nền tảng của mọi công trình?

Vì sao người Do Thái thông minh nhất thế giới?
Từ ngàn xưa, người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được.

Lịch sử ra đời của pháo hoa
Pháo hoa là một loại hình trình diễn công cộng thường được tổ chức trong ngày lễ tết hay các dịp kỷ niệm đặc biệt ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới.
