Điều gì xảy ra nếu con người thám hiểm sao Thổ?

Năm 2017, tàu thăm dò Cassini của NASA đã gửi về những hình ảnh gần nhất của sao Thổ khi nó lao vào bầu khí quyển đầy bão của hành tinh này và thu được những thông tin thật tuyệt vời. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu con người thám hiểm sao Thổ?

Sao Thổ cách Trái đất 1,2 tỷ km, với công nghệ tàu vũ trụ ngày nay, bạn sẽ cần khoảng 8 năm để thực hiện chuyến đi. Cuối cùng, bạn đến nơi và tận mắt nhìn thấy Sao Thổ, đó là một hành tinh khổng lồ, lớn thứ hai trong hệ Mặt trời và to gấp 760 lần Trái Đất.

Điều gì xảy ra nếu con người thám hiểm sao Thổ?
Sao Thổ cách Trái đất 1,2 tỷ km.

Vành đai sao Thổ

Đã cất công đến đây nhưng lại bỏ qua vành đai của sao Thổ thì thật là thiếu sót. Vành đai này rộng tương đương khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng, chúng có vẻ như một chiếc đĩa khổng lồ rắn chắc nhưng khi đến gần, vành đai này được tạo ra từ hàng triệu khối băng, một số nhỏ như hạt bụi, số khác lại lớn như xe buýt. Để đi hết một vòng trên vành đai này phải trải qua quãng đường 12 triệu km xấp xỉ 15 vòng từ Trái đất đến Mặt trăng. Trên đường đi, bạn sẽ bắt gặp những Mặt trăng nhỏ.

Điều gì xảy ra nếu con người thám hiểm sao Thổ?
Vành đai sao Thổ rộng tương đương khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng.

Các vật chất ở đây đang dần tách khỏi vành đai, hướng tới sao Thổ tạo thành những cơn mưa sao băng. Hóa ra, từ trường của sao Thổ đang kéo những vật chất trên vành đai về phía hành tinh, vì vậy thật may mắn khi chúng ta đến thăm sao Thổ bây giờ, vì khoảng 300 triệu năm tới vành đai này sẽ biến mất.

Tiến vào hành tinh

Chúng ta sẽ tiến vào sao Thổ và hạ cánh xuống cực Bắc, nhưng khoan đã, không hề có mặt đất bên dưới cho việc hạ cánh. Sao Thổ được tạo thành gần như hoàn toàn từ khí hydro và heli, đó là lý do tại sao nó được gọi là hành tinh khí khổng lồ. Chúng ta đến được bầu khí quyển sao Thổ từ khoảng cách 4.000 km trên bề mặt. Khi qua cực Bắc, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng một cực quang tuyệt đẹp. Từ trường của sao Thổ tạo ra dòng điện lớn, làm nóng bầu khí quyển ở các cực, có thể làm gián đoạn hệ thống định vị và thiết bị điện tử trên tàu.

Điều gì xảy ra nếu con người thám hiểm sao Thổ?
Tiếp theo, chúng ta sẽ đến vào tầng đối lưu cách bề mặt 250km. Hãy cẩn thận, những cơn gió mạnh có thể ập vào chúng ta với tốc độ gần 400 m/s. Nhanh hơn gấp ba lần hơn những cơn bão mạnh nhất trên Trái đất. Quanh ta mây vàng dày đặc và cũng là màu chủ đạo của hành tinh này. Chúng chứa đầy Amoniac. Tốt nhất bạn nên đóng chặt cửa, Amoniac rất khó chịu và có thể tàn phá hệ hô hấp của bạn. Chưa hết, nhiệt độ ở đây đang -250 độ C, lạnh hơn nhiều so với Cao nguyên Đông Nam Cực (-100 độ C) - nơi lạnh nhất trên Trái đất. Giờ thì hãy đi xuống nơi ấm hơn một chút.

Điều gì xảy ra nếu con người thám hiểm sao Thổ?
Lúc này, chúng ta đã đến bề mặt hành tinh, nơi được bao phủ bởi hỗn hợp hơi nước và khí Amoniac, nhiệt độ lúc này là 0 độ C. Càng đi sâu vào, áp suất càng cao khiến các phân tử nước đóng băng tạo thành các trận mưa đá dữ dội. Hy vọng chúng không làm con tàu chúng ta tan thành từng mảnh, nếu vượt qua được, chúng ta sẽ đến được tầng tiếp theo.

Điều gì xảy ra nếu con người thám hiểm sao Thổ?
Sau khi tiến sâu 1.000 km vào nội địa. Tại đây, áp suất cao đến nỗi buộc các phân tử hydro nén lại với nhau thành dạng lỏng, không hề tốt chút nào, vì ngay cả chiếc tàu ngầm bền nhất cũng sẽ bị nghiền nát trong điều kiện thế này.

Điều gì xảy ra nếu con người thám hiểm sao Thổ?
Sau tầng hydro lỏng là tầng hydro kim loại lỏng nằm ở độ sâu 30.000 km vào nội địa. Vấn đề ở đây là kim loại có thể dẫn điện, vì vậy ngay cả khi thiết bị định vị và thiết bị điện tử của chúng tôi thoát khỏi cực quang ở tầng trên, thì chắc chắn sẽ không còn nguyên vẹn ở tầng này.

Điều gì xảy ra nếu con người thám hiểm sao Thổ?
Nhưng nếu chúng ta có thể sống sót, điểm dừng cuối cùng của chúng ta có thể khám phá chính là lõi của sao Thổ. Các nhà khoa học nghi ngờ sao Thổ có lõi làm bằng sắt và niken, nhưng họ không chắc nó ở dạng lỏng hay rắn như lõi Trái đất. Vì vậy, chúng ta sẽ là những người may mắn đầu tiên biết được điều này một lần và mãi mãi.

Điều gì xảy ra nếu con người thám hiểm sao Thổ?
Tuy nhiên, nhiệt độ ở đây là hơn 83.000 độ C, nóng hơn bề mặt của Mặt trời và dễ dàng làm tan biến phi thuyền và cả phi hành đoàn nữa. Thiết nghĩ chúng ta nên quay về khi còn có thể!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sau 1 năm rời bệ phóng tàu Solar Orbiter sắp đi đến phía sau của Mặt trời

Sau 1 năm rời bệ phóng tàu Solar Orbiter sắp đi đến phía sau của Mặt trời

Vậy là đã 1 năm con tàu vũ trụ Solar Orbiter được phóng thẳng tới Mặt trời để thực hiện sứ mệnh tìm hiểu nguồn sống của hệ Mặt trời ở cự ly gần nhất từ trước đến giờ.

Đăng ngày: 19/02/2021
NASA liên lạc lại được với tàu vũ trụ 44 năm tuổi

NASA liên lạc lại được với tàu vũ trụ 44 năm tuổi

Gần 44 năm từ khi NASA phóng Voyager 2, con tàu đã đi qua Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh và đang ở trong không gian liên sao.

Đăng ngày: 18/02/2021
Bắt được tín hiệu radio lạ một siêu Trái đất phát tới địa cầu

Bắt được tín hiệu radio lạ một siêu Trái đất phát tới địa cầu

Lần theo một tín hiệu radio mà Kính viễn vọng LOFAR ở Hà Lan bắt được từ năm 2019, các nhà thiên văn Mỹ và châu Âu đã tìm ra một siêu Trái đất mang năng lượng bí ẩn.

Đăng ngày: 18/02/2021
3

3 "siêu trăng", 1 "trăng máu" và 1 "trăng xanh" trong năm 2021

Năm 2021 hứa hẹn mang đến nhiều hứng khởi cho những người yêu thiên văn khi có đến 3 " siêu trăng", 1 "trăng máu" và 1 "trăng xanh".

Đăng ngày: 18/02/2021
Phát hiện cột đá bất thường trên Mặt trăng

Phát hiện cột đá bất thường trên Mặt trăng

Robot thăm dò Thỏ Ngọc 2 của Trung Quốc đã hoạt động trở lại và chụp được một khối đá bất thường ở phần tối của Mặt Trăng.

Đăng ngày: 17/02/2021
Vì sao Mộc Tinh có sọc?

Vì sao Mộc Tinh có sọc?

Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Không gian, Viện Hàn lâm Khoa học Nga Oleg Korablov giải thích tại sao Mộc Tinh trông có sọc.

Đăng ngày: 17/02/2021
NASA để mắt đến hành tinh trị giá gấp 75.000 lần kinh tế thế giới

NASA để mắt đến hành tinh trị giá gấp 75.000 lần kinh tế thế giới

Nếu có thể khai thác, giá trị kinh tế mà tiểu hành tinh này mang đến có thể gấp 75.000 lần quy mô kinh tế toàn cầu.

Đăng ngày: 16/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News