Điều gì xảy ra nếu phi thuyền Nga rơi xuống trái đất?
Nếu 12 tấn nhiên liệu của tàu Phobos Grunt không bị đóng băng, nó có khả năng gây họa khi rơi xuống.
Phi thuyền Phobos Grunt được phóng lên vũ trụ vào ngày 8/11 để lấy mẫu đất trên vệ tinh Phobos của sao Hỏa. Sau khi tách khỏi tên lửa đẩy trên quỹ đạo thấp của trái đất, hai động cơ của tàu không hoạt đông khiến tàu mắc kẹt. Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roskomos) dự đoán tàu của họ có thể rơi xuống trái đất vào đầu tháng 1 năm sau.
Khối lượng của Phobos Grunt là 13,2 tấn, trong đó khối lượng nhiên liệu của tàu lên tới 12 tấn. Hậu quả mà Phobos Grunt có thể gây ra trong quá trình rơi phụ thuộc vào việc nhiên liệu của nó tồn tại ở trạng thái lỏng hay rắn tại thời điểm rơi, AP nhận định.
Nicholas Johnson, người đứng đầu bộ phận theo dõi rác vũ trụ của NASA, nhận định rằng khả năng nhiên liệu vẫn ở dạng lỏng sẽ cao hơn.
Nhưng James Oberg, một nhà tư vấn vũ trụ từng làm việc tại NASA, lo ngại rằng nhiên liệu trên tàu Phobos Grunt sẽ chuyển sang dạng băng trong hai tuần tới. Nếu dự đoán đó xảy ra, phi thuyền Nga sẽ trở thành rác vũ trụ nguy hiểm nhất rơi xuống địa cầu.
Nếu nhiên liệu đóng băng, có thể nó sẽ không bốc cháy khi tàu cọ xát với bầu khí quyển và gây họa khi chạm đất.
Vào năm 2008, do lo ngại những hiểm họa mà thùng nhiên liệu hydrazine đông lạnh trên một vệ tinh gián điệp “chết” có thể gây tai họa nếu vệ tinh rơi xuống, chính phủ Mỹ đã ra lệnh cho hải quân bắn vệ tinh bằng tên lửa.
Nhiều vật thể nặng hơn Phobos Grunt từng rơi xuống trái đất – như vệ tinh Skylab của Mỹ và trạm vũ trụ Mir của Nga.
Phobos Grunt là phi thuyền đầu tiên được phóng lên một hành tinh kể từ tai nạn của tàu Mars-96 cách đây 15 năm. Mars-96 rơi xuống dãy núi Andes ở Nam Mỹ ngay sau khi phóng. Oberg nói rằng nếu phi thuyền Phobos Grunt rơi, nó có thể gây nên thiệt hại lớn hơn so với tàu vũ trụ Mars-96. Mặc dù vậy, khả năng các mảnh vỡ của tàu rơi trúng người là rất nhỏ.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
