Điều gì xảy ra nếu sao Mộc không tồn tại?

Hệ Mặt Trời là một hệ sao khá kỳ lạ. Trong vài thập kỷ qua, các nhà khoa học đã phát hiện hơn 1000 ngoại hành tinh chuyển động quanh các ngôi sao khác ngoài Hệ Mặt trời.

Các hệ sao này có nhiều điểm khác Hệ Mặt trời. Ở đa số hệ sao, hành tinh lớn hơn thương quanh gần sao chủ, gần hơn khoảng cách giữa sao Thủy và Mặt Trời.

Năm 1995, giới khoa học phát hiện ngoại hành tinh 51 Pegasi b có khối lượng bằng một nửa sao Mộc, nhưng khoảng cách với sao chủ chỉ bằng 1/20 khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời. Kiểu ngoại hành tinh này còn được gọi là "sao Mộc nóng". Chúng khá phổ biến ở các hệ sao khác nhưng lại không có trong Hệ Mặt Trời.

Vậy tại sao những hành tinh lớn nhất hệ lại cách xa Mặt Trời?


Ngoài góp phần thúc đẩy Trái Đất hình thành, sao Mộc còn giúp bảo vệ hành tinh xanh.

Các nhà khoa học đưa ra một số giả thuyết cho điều này. Một trong số đó là giả thuyết "sao Mộc" lang thang.

Theo đó, khi hệ còn rất trẻ, có thể Hệ Mặt Trời được nhiều hành tinh đất đá bao quanh. Sau đó, sao Mộc di chuyển vào phía trong. Lực hấp dẫn của nó làm thay đổi quỹ đạo của các hành tinh này, khiến chúng va vào nhau và vỡ thành nhiều mảnh.

Một số mảnh di chuyển vào gần Mặt Trời. Tuy nhiên, khi sao Mộc lùi ra do bị sao Thổ hình thành kéo về, số mảnh vỡ còn lại dần tạo thành các hành tinh đất đá ngày nay gồm: sao Thủy, sao Kim, Trái Đất và sao Hỏa.

Điều này cũng giải thích tại sao các hành tinh phía trong lại trẻ hơn các hành tinh lớp phía ngoài.

Nếu giả thuyết này chính xác thì sự sống trên Trái Đất sẽ không tồn tại nếu thiếu sao Mộc. Thực chất, không phải việc sự sống xuất hiện là bất khả thi, nhưng có thể Trái Đất không hình thành nếu sao Mộc không đến phá hủy những thứ tồn tại trước đó.

Ngoài góp phần thúc đẩy Trái Đất hình thành, sao Mộc còn giúp bảo vệ hành tinh xanh. Trong khoảng 10 năm qua, có ít nhất 5 sao chổi hoặc tiểu hành tinh đâm xuống sao Mộc. Hình ảnh ghi lại hôm 17/3/2016 cho thấy, sao Mộc va chạm với một vật thể nhỏ. Đây chỉ là những trường hợp được giới khoa học quan sát được.

Một số nhà khoa học cho rằng, có thể xảy ra 1-5 vụ va chạm mỗi tháng. Nếu không nhờ lực hấp dẫn lớn của sao Mộc làm chệch hướng vật thể khỏi Trái Đất, con người có thể đã chịu nhiều vụ va chạm.

Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng có thể sao Mộc kéo thiên thạch lao xuống phía Trái Đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News