Điều không ngờ sẽ xảy ra khi "Thần Hủy diệt" tấn công Trái đất
"Thần Hủy diệt" là biệt danh các nhà khoa học đặt cho 99942 Apophis (gọi tắt là Apophis), tiểu hành tinh đứng đầu danh sách của NASA và ESA về khả năng gây nguy hiểm cho Trái đất.
Apophis vốn cũng là tên của một vị thần trong truyền thuyết Ai Cập cổ đại, người đại diện cho bóng tối và sự hỗn loạn.
Các tính toán trước đây cho thấy Apophis có khả năng áp sát hoặc va chạm Trái đất vào năm 2029, nhưng sau đó các nhà khoa học đã bác bỏ rủi ro va chạm. Nhưng điều này không có nghĩa là 2 vật thể không tương tác với nhau.
Hình dạng được dự đoán của "Thần Hủy diệt" - (Ảnh đồ họa: NASA).
Theo nghiên cứu mới dẫn đầu bởi nhà khoa học hành tinh Ronald Ballouz từ Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), "Thần Hủy diệt" sẽ không gây nguy hiểm cho Trái đất mà ngược lại sẽ bị Trái đất tấn công.
Cụ thể hơn, cú áp sát sẽ đủ để tương tác hấp dẫn giữa địa cầu và Apophis là thay đổi đáng kể bề mặt tiểu hành tinh.
Phát hiện này có thể giải thích tại sao một số tiểu hành tinh có bề mặt trẻ hơn so với tuổi thực tế khi chúng di chuyển trong không gian.
Theo Science Alert, để đưa ra kết luận nói trên, nhóm nghiên cứu đã mô hình hóa chuyến bay ngang qua Trái đất của Apophis vào năm 2029. Theo nhóm nghiên cứu, không thực sự biết tiểu hành tinh này có hình dạng ra sao, nhưng dữ liệu thu được cho thấy nó có hai thùy, có lẽ là một cặp vật thể nối lại không khác gì tiểu hành tinh hình củ khoai tây 25143 Itokawa mà nhân loại đã hiểu khá rõ.
Vì vậy, họ lấy Itokawa làm mô hình cơ sở và điều chỉnh thành phần để nó phù hợp hơn với "Thần Hủy diệt".
Các kết quả cho thấy, tiểu hành tinh này sẽ phải hứng chịu một loạt các cơn địa chấn ngắn hạn ngay khi nó đến gần Trái đất.
Các "hoa văn" được tạo ra khi các tảng đá lớn trên bề mặt Apophis bị nâng lên và hạ xuống có thể được phát hiện ngay lập tức bằng các thiết bị trên Trái đất.
Đó mới chỉ là khởi đầu. Tương tác hấp dẫn có thể làm thay đổi vòng quay của tiểu hành tinh và khiến nó tiếp tục hành trình quanh mặt trời với một vòng quay mới, bề mặt tiếp tục bị thay đổi, tự làm mới trong hàng chục ngàn năm.
Apophis được phát hiện lần đầu vào năm 2004, có kích thước ước tính khoảng hơn 300m.
Sau khi NASA tuyên bố Trái đất sẽ an toàn trước nó trong ít nhất 100 năm tới, cộng đồng khoa học đã thở phào và rất trông chờ vào chuyến viếng thăm năm 2029. Khi đó nó sẽ đến đủ gần để họ có thể tìm hiểu kỹ hơn và thực hiện một số thí nghiệm.

Các nhà khoa học phát hiện tinh thể xoắn sử dụng “giả trọng lực” để bẻ cong ánh sáng giống như lỗ đen
Tinh thể quang tử là các cấu trúc nano quang học có ảnh hưởng đến sự lan truyền của các hạt photon trong nó tương tự như cách mà các tinh thể bán dẫn tác động lên chuyển động của electron.

Biến mất 14 năm, "quái vật vũ trụ" hiện về với hình dáng gây sốc
Năm 2009, một ngôi sao "quái vật" to gấp 25 lần Mặt Trời đã biến mất hoàn toàn. Siêu kính viễn vọng James Webb vừa tìm thấy nó, theo cách khiến các nhà khoa học hoàn toàn bối rối.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Lộ diện 500.000 “đứa con” của lỗ đen quái vật gần Trái đất nhất
Ở vùng không gian tử thần gần lỗ đen quái vật Sagittarius A* của thiên hà Milky Way chứa Trái Đất, các nhà khoa học vừa tìm ra một thế giới kỳ quái gồm 500.000 vật thể sơ sinh gọi là Sagittarius C.

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

"Siêu Trái đất địa ngục" phát tín hiệu gây bối rối suốt 2 thập kỷ
Kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb được kỳ vọng sẽ đưa ra lời giải cho tín hiệu bí ẩn từ 55 Cancri e, một hành tinh đá to lớn và có bầu khí quyển bị bốc cháy nhiều lần.
