Thiên thạch như 65.000 bom nguyên tử sắp đâm Trái đất?
Một nhà thiên văn hàng đầu mới đây đã đưa ra dự đoán đáng sợ đối với con người trên Trái đất về thiên thạch khổng lồ nặng 40 triệu tấn.
Theo Daily Star, thiên thạch khổng lồ có tên Apophis được các nhà khoa học phát hiện năm 2004. Một chuyên gia thiên văn học tin rằng thiên thạch này có thể gây họa cho Trái đất.
Các chuyên gia bày tỏ lo ngại về thiên thạch khổng lồ Apophis.
Alberto Cellino đến từ Đài quan sát ở Turin, Italy nói thiên thạch khổng lồ sẽ bay sát Trái đất vào năm 2029 trước khi quay trở lại vào năm 2036. Ông Cellino tin rằng đó có thể là thời điểm va chạm xảy ra, khả năng không thể loại trừ sau 19 năm nữa.
Thiên thạch Apophis được Đài quan sát Kitt Peak ở Arizona, Mỹ phát hiện vào năm 2004. Ở thời điểm đó, các nhà thiên văn ước tính, thiên thạch dài 370 mét có 2,7% cơ hội đâm vào Trái đất năm 2029.
Nhưng việc bay sát Trái đất ở khoảng cách 30.000km có thể khiến quỹ đạo thiên thạch biến đổi bởi lực hút, làm gia tăng khả năng va chạm khi nó quay trở lại.
Ông Cellino nói thời điểm mà nhân loại có thể bị thiên thạch này đe dọa là vào ngày 13/4/2036. Cellino nói trên Astrowatch: “Chúng ta có thể loại trừ khả năng va chạm trong lần đầu thiên thạch này áp sát Trái đất vào năm 2029, nhưng quỹ đạo thay đổi sẽ khiến thiên thạch trở nên khó lường”.
Thiên thạch khổng lồ lao xuống Trái đất sẽ gây tai họa hủy diệt.
Thiên thạch khổng lồ như Apophis có thể tạo ra hố sâu 518 mét, rộng 2km. Sức công phá của vụ va chạm tương đương 880 triệu tấn thuốc nổ TNT hoặc 65.000 quả bom nguyên tử Mỹ từng ném xuống Hiroshima, Nhật Bản.
Các chuyên gia đến từ trường Đại học MIT của Mỹ hiện đang phát triển loại robot làm nhiệm vụ giám sát thiên thạch khổng lồ này.
Trong trường hợp tồi tệ nhất, nhân loại có thể sẽ phải tìm cách làm thay đổi quỹ đạo thiên thạch.
Giáo sư David Miller nói: “Có hàng tá nhiệm vụ liên quan đến thiên thạch và sao chổi, vì sao thiên thạch này lại đặc biệt quan trọng?”.
“Apophis bay gần Trái đất đến mức trọng lực có thể làm chệch quỹ đạo của nó”, ông Miller nói thêm.
Trung Quốc và Nga hiện cũng theo dõi thiên thạch này một cách sát sao. Năm 2011, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Tsinghua đề xuất giải pháp phóng tàu vũ trụ để can thiệp vào Apophis.
Năm 2016, Nga lên kế hoạch phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) để phá hủy các thiên thạch đến gần Trái đất, bao gồm cả Apophis.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
