Điều tra ô nhiễm, phát hiện báu vật vô giá từ đại dương cổ dưới New York
Tàn tích tinh vi nhất của một đại dương cổ đại vừa được thu thập và nghiên cứu từ vùng ngoại ô New York, sau phát hiện tình cờ của cơ quan giám sát môi trường.
Cấu trúc trông như những viên kẹo đủ màu sắc đã được nghiên cứu bởi nhóm khoa học gia Mỹ - Canada và xác định chính là những túi nước biển cổ đại, hãy còn chứa đựng nước lỏng mang tàn tính các sinh vật quái dị 390 triệu năm về trước.
Theo Science Alert, trước đó các nhà nghiên cứu đang điều tra một vụ rò rỉ asen (thạch tín) ra khỏi đá ở ngoại ô New York thì vô tình phát hiện ra những viên đá mang khiếm khuyết kỳ lạ. Đó là các cụm tinh thể pyrite nhỏ lẫn trong đá, còn gọi là framboid.
Một framboid chứa tàn tích đại dương 390 triệu tuổi - (Ảnh: PNNL).
Theo nhà địa hóa học Sandra Taylor từ Phòng thí nghiệm Quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương của Bộ Năng lượng Mỹ (PNNL), họ đã xem xét các mẫu qua kính hiển vi điện tử, cũng như kết hợp giữa kỹ thuật chụp cắt lớp đầu dò nguyên tử và kỹ thuật khối phổ để tìm thấy dấu vết nước mặn cổ đại mắc kẹt trong các túi giống viên kẹo này.
Thành phần của nước bị mắt kẹt cũng như tình trạng của các framboid giúp các nhà khoa học chỉ ra nơi chúng thuộc về và được hình thành. Đó là một vùng biển cổ xưa trải dài từ địa phận bang Michigan của Mỹ đến Ontario của Canada ngày nay.
Vùng biển xa xưa này cũng sở hữu một rạn san hô vĩ đại, ngang ngửa Great Barrier ở Úc ngày nay, với những sinh vật biển kỳ lạ bao gồm bọ ba thùy và tổ tiên của các loài chân khớp hiện đại.
Không phải quá lạ lùng về việc khoáng chất và tinh thể quý chứa chất lỏng bị mắc kẹt trong đá nhưng hiếm khi chúng có thể được phân tích ở cấp độ nano như vậy. Điều đó có thể giúp bổ sung dữ liệu hàng triệu năm bị thiếu trong hồ sơ địa chất và cổ sinh vật học.
Báu vật vô giá này cũng có thể cung cấp chi tiết về cách đại dương cổ xưa đã thích ứng với sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu giai đoạn đó, điều sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc dự đoán tương lai của đại dương hiện tại.
Các kỹ thuật được áp dụng trong cuộc nghiên cứu này cũng có tiềm năng giúp nghiên cứu cách hydro tương tác với đá ở cấp độ nguyên tử, rất hữu ích trong việc tối ưu hóa các chiến lược lưu trữ hydro để phục vụ cho ngành công nghiệp năng lượng xanh.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Earth and Planetary Science Letters.

Phát hiện mới về những ngôn ngữ bí ẩn nhất châu Âu từ cổ vật 2.000 năm tuổi
Các nhà khảo cổ học từ Hiệp hội Khoa học Aranzadi đã tìm thấy hiện vật này vào năm 2021 trong đống đổ nát của một ngôi làng cổ ở miền bắc Tây Ban Nha.

Quật mộ Vua Aztec, chạm trán quái thú chiến binh mình đeo châu báu
Theo Ancient Origins, gần đây các nhà khoa học đã phát hiện ra một kho báu cổ xưa trong ngôi mộ thất lạc của Vua Aztec Ahuitzotl.

Phát hiện hóa thạch của sinh hoàn toàn mới trong mỏ đá xứ Wales
Những hóa thạch biển nhỏ bé này có niên đại 460 triệu năm, khi một đại dương bao phủ toàn bộ xứ Wales.

Từng có chiến tranh hạt nhân vào thời cổ?
Giả thuyết về chiến tranh hạt nhân trên sao Hỏa xuất hiện cách đây khá lâu.

Ai Cập phát hiện nhiều xác ướp có lưỡi vàng
Phát hiện này được thực hiện trong quá trình khai quật được tiến hành trong ba tháng qua tại nghĩa địa Quweisna ở tỉnh Menoufiya nằm ở trung tâm đồng bằng sông Nile.

Giải mã thành công mật thư 5 thế kỷ của Hoàng đế Charles V
Một nhóm nghiên cứu đã giải mã bức thư có niên đại 500 năm, được cho là phần nào tiết lộ âm mưu ám sát Hoàng đế Charles V, vị quân chủ nổi tiếng của thế kỷ XVI.
