Đỉnh núi phủ tuyết nhân tạo Olympic nhìn từ vũ trụ

Vệ tinh Landsat 8 chụp ảnh những vùng tuyết nhân tạo trắng xóa nổi bật giữa khung cảnh khô cằn xung quanh.

Vệ tinh Landsat 8 hôm 29/1 chụp ảnh Khu Olympic Diên Khánh trên núi Xiaohaituo, phía tây bắc Bắc Kinh. Bức ảnh cho thấy sự tương phản giữa khu vực phủ tuyết nhân tạo phục vụ cho Olympic Mùa đông với những ngọn núi đá khô cằn xung quanh.

Đỉnh núi phủ tuyết nhân tạo Olympic nhìn từ vũ trụ
Ảnh chụp của vệ tinh Landsat 8 hôm 29/1 cho thấy tuyết nhân tạo sử dụng cho các môn thể thao tại Khu Olympic Diên Khánh, tây bắc Bắc Kinh. (Ảnh: Joshua Stevens/Landsat/NASA Earth Observatory).

Khu vực trên đang được sử dụng để tổ chức các môn thể thao trượt (xe trượt lòng máng, trượt băng nằm sấp, trượt băng nằm ngửa) và trượt tuyết đổ đèo, tất cả đều yêu cầu các đường trượt tuyết hay băng dài, đòi hỏi lượng tuyết lớn. Tuy nhiên, tháng 2 hàng năm, khu vực này thường chỉ nhận được lượng tuyết trung bình là 3,3 cm, theo tổ chức Earth Observatory thuộc NASA.

Kết quả, Olympic Mùa đông 2022 trở thành Olympic Mùa đông đầu tiên cần tới gần như 100% tuyết nhân tạo cho tất cả các môn thể thao trên tuyết, bao gồm trượt tuyết nhảy xa, trượt tuyết tự do và trượt tuyết băng đồng, theo báo cáo mới của nhóm nghiên cứu tại Đại học Loughborough, Anh. Việc sử dụng tuyết nhân tạo gây ra nhiều tranh luận và dẫn đến phản ứng dữ dội từ các nhà bảo vệ môi trường và một số vận động viên.

Sản xuất tuyết nhân tạo đòi hỏi lượng nước và năng lượng khổng lồ. Trong báo cáo mới, các nhà khoa học ước tính Olympic Mùa đông 2022 sử dụng ít nhất 1,2 triệu m3 tuyết nhân tạo, do đó sẽ cần khoảng 223 triệu lít nước. Để tạo ra nhiều tuyết như vậy, ban tổ chức đã lắp đặt 300 súng phun tuyết, hoạt động nhờ 130 máy phát với sự hỗ trợ của 8 tháp giải nhiệt nước và 3 trạm bơm. Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố Olympic Mùa đông sử dụng năng lượng tái tạo 100%.

Tuyết nhân tạo cũng gây ra những vấn đề môi trường khác. Để tối đa hóa tuổi thọ của tuyết giả, nhà sản xuất thêm các hóa chất vào nước để ngăn tuyết tan. Những hóa chất này có thể gây hại lớn cho thực vật bị tuyết bao phủ và loại nước từ đây chảy ra sông sẽ tác động đến các khu vực lân cận. Tuyết nhân tạo tan chậm cũng có thể cản trở hành vi bình thường của động thực vật. Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn từ súng phun tuyết còn khiến động vật hoang dã địa phương chịu ảnh hưởng.

Thành phần của tuyết nhân tạo cũng gây ra một số khác biệt đối với vận động viên. Tuyết nhân tạo gồm xấp xỉ 30% băng và 70% không khí, trong khi tuyết tự nhiên là gần 10% băng và 90% không khí. Nhóm nghiên cứu cho biết, khác biệt này khiến các dốc tuyết nhân tạo chặt và cứng hơn so với dốc tuyết tự nhiên mà vận động viên thường tập luyện. Do đó, những người giàu kinh nghiệm vẫn có khả năng bị vấp ngã. Các điều kiện nhân tạo cũng có thể khiến chấn thương do tai nạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong vài ngày đầu tiên diễn ra Olympic Mùa đông 2022, một số sự cố đã xảy ra ở môn trượt tuyết đổ đèo. Tai nạn và chấn thương luôn là rủi ro lớn với những vận động viên trượt tuyết đổ đèo và hiện không vận động viên bị thương nào trực tiếp đổ lỗi cho bề mặt nhân tạo. Tuy nhiên, một số người hâm mộ và khán giả cho rằng có thể đây là một phần nguyên nhân. Chỉ sau khi mọi cuộc thi kết thúc, ban tổ chức mới có thể xác định chính xác ảnh hưởng của tuyết nhân tạo đến vận động viên.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, dù tuyết nhân tạo gây nhiều tranh cãi, biến đổi khí hậu có thể khiến loại tuyết này xuất hiện nhiều hơn ở Olympic Mùa đông trong tương lai. "Từ dãy Alps đến Pyrenees, dãy Rockies đến Andes, người hâm mộ của thể thao trên tuyết đang ghi nhận các mùa ngắn hơn, lượng tuyết rơi ít hơn và các sông băng tan chảy", họ cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm thấy

Tìm thấy "người anh em song sinh ác quỷ" của Trái Đất

Một hành tinh hoàn toàn mới, có kích thước và khối lượng xấp xỉ và cũng là hành tinh đá như Trái Đất, vừa được phát hiện quanh một ngôi sao mát mẻ cách chúng ta 51,6 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 13/02/2022

"Nấm mồ nước" sẽ chôn vùi trạm ISS trong tương lai

NASA sẽ cho Trạm Vũ trụ Quốc tế rơi xuống vùng biển không người ở có tên Point Nemo vào năm 2031.

Đăng ngày: 12/02/2022
Trái đất từng hứng chịu lượng bức xạ cực tím khủng khiếp, gấp 10 lần ước đoán trước đây

Trái đất từng hứng chịu lượng bức xạ cực tím khủng khiếp, gấp 10 lần ước đoán trước đây

Trước khi tầng ozon ra đời để bảo vệ Trái Đất khỏi bức xạ tia cực tím (UV) nguy hiểm, mức độ bức xạ tia UV có thể đã từng rất khủng khiếp.

Đăng ngày: 12/02/2022
Phát hiện một hố đen mới bất thường trong vũ trụ

Phát hiện một hố đen mới bất thường trong vũ trụ

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hố đen bất thường đầu tiên và cách Trái Đất chưa đầy 5.000 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 12/02/2022
300.000 báu vật ngoài hành tinh ẩn mình nơi

300.000 báu vật ngoài hành tinh ẩn mình nơi "tử địa" của Trái đất

Một AI đã được các nhà khoa học Hà Lan sử dụng để lập bản đồ kho báu ngoài hành tinh ở Nam Cực, nơi được cho là có 300.000 vật thể từ vũ trụ còn ẩn mình.

Đăng ngày: 11/02/2022
Bão Mặt trời thiêu hủy 40 vệ tinh SpaceX

Bão Mặt trời thiêu hủy 40 vệ tinh SpaceX

Tốc độ và cường độ dữ dội của cơn bão Mặt trời đã làm tăng tỉ trọng khí quyển ở độ cao quỹ đạo Trái đất tầm thấp, tạo ra lực ma sát mạnh khiến các vệ tinh bị đốt cháy.

Đăng ngày: 10/02/2022
Lỗ đen lang thang bẻ cong không - thời gian, tạo ảo ảnh khắp thiên hà

Lỗ đen lang thang bẻ cong không - thời gian, tạo ảo ảnh khắp thiên hà

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã xác định được một lỗ đen lang thang khắp thiên hà chứa Trái đất.

Đăng ngày: 10/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News