"Mặt tối" của tuyết nhân tạo trong Olympic mùa Đông Bắc Kinh

Việc tạo tuyết “ngốn” rất nhiều năng lượng và nước. Trong khi đó, Olympic mùa Đông Bắc Kinh năm nay cần 1,2 triệu mét khối tuyết để bao phủ khu vực thi đấu.

Kênh CNN (Mỹ) cho biết biến đổi khí hậu đã buộc Olympic mùa Đông hầu như phụ thuộc 100% vào tuyết nhân tạo. Đây là xu hướng đối với các địa điểm tổ chức môn thể thao mùa Đông trên toàn thế giới.

Mặt tối của tuyết nhân tạo trong Olympic mùa Đông Bắc Kinh
Trong ảnh chụp vào tháng 1 vừa qua là máy tạo tuyết tại Zhangjiakou, tỉnh Hà Bắc, nơi diễn ra tranh tài môn thể thao thuộc khuôn khổ Olympic mùa Đông Bắc Kinh. (Ảnh: CNN).

Theo một nghiên cứu gần đây, tính đến cuối thế kỷ này, chỉ còn có một trong 21 thành phố từng tổ chức Olympic mùa Đông 50 năm qua còn sở hữu khí hậu thích hợp cho các môn thể thao mùa Đông.

Khi Trái Đất ấm lên và thời tiết ngày càng thất thường, tuyết tự nhiên trở nên kém tin cậy hơn đối với các môn thể thao mùa Đông. Do vậy tuyết nhân tạo đã “lên ngôi”.

Tuy nhiên, tuyết nhân tạo tiêu tốn rất nhiều tài nguyên, đòi hỏi lượng năng lượng và nước khá lớn để có thể sản xuất trong điều kiện khí hậu ngày càng ấm hơn. Các vận động viên cũng chia sẻ rằng những môn thể thao mùa Đông trở nên kém an toàn hơn khi có tuyết nhân tạo.

Lượng tuyết rơi trung bình năm tại Yanqing và Zhangjiakou, những nơi diễn ra một số cuộc thi, chỉ trong khoảng 20cm. Từ đây, các máy tạo tuyết xuất hiện.

Mặt tối của tuyết nhân tạo trong Olympic mùa Đông Bắc Kinh
Máy tạo tuyết tại cuộc thi ở thành phố Zhangjiakou vào tháng 11/2021. (Ảnh: CNN)

Công ty TechnoAlpin (Italy) đã được giao nhiệm vụ sản xuất lượng tuyết cần thiết cho các sự kiện thể thao mùa Đông ngoài trời ở Bắc Kinh trong khuôn khổ thế vận hội.

Quản lý khu vực của TechnoAlpin-ông Michael Mayr chia sẻ: “Chúng tôi tự hào khi là công ty duy nhất cung cấp hệ thống tạo tuyết cho Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022”.

Nhưng có một điểm quan trọng khiến việc tạo tuyết tại một số nơi ở Bắc Kinh gặp khó khăn, đó là nhiệt độ không “đủ lực” để đóng băng nước. Do vậy, ông Michael Mayr nói: "Rõ ràng là chúng ta cần thêm năng lượng khi thời tiết ấm hơn".

Theo truyền thống, việc tạo tuyết chủ yếu dựa vào súng tuyết và nhiệt độ bằng hoặc dưới mức đóng băng. Để thích ứng với nhiệt độ ấm hơn và độ cao thấp hơn, cần phải có cách tiếp cận khác. TechnoAlpin thông báo đã chuyển đầy đủ súng tuyết, máy tạo tuyết chạy bằng quạt và tháp làm mát đến Bắc Kinh từ năm 2018.

Việc tạo tuyết “ngốn” rất nhiều năng lượng và nước. Trong khi đó, Olympic mùa Đông tại Bắc Kinh năm nay cần 1,2 triệu mét khối tuyết để bao phủ khu vực thi đấu rộng 800.000 mét vuông. Do vậy nhu cầu về nước là vô cùng lớn. Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) ước tính số nước cần cho việc tạo tuyết tại thế vận hội tương đương với lượng nước uống dành cho gần 100 triệu người/một ngày.

Trong khi đó, các vận động viên cũng quan ngại về việc thi đấu trên tuyết nhân tạo. Vận động viên người Pháp giành huy chương đồng tại Olympic mùa Đông Pyeongchang 2018 Clement Parisse chia sẻ rằng tuyết nhân tạo thường trơn và băng giá, tăng thêm thử thách.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hàng nghìn quả cầu băng phủ kín mặt hồ Michigan

Hàng nghìn quả cầu băng phủ kín mặt hồ Michigan

Những quả cầu băng khổng lồ xuất hiện dọc bờ hồ Michigan, một số có bề rộng lên tới hơn 90 cm.

Đăng ngày: 06/02/2022

"Siêu sét" dài gần 770km được công nhận kỷ lục thế giới

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) hôm 31/1 chính thức xác nhận hai kỷ lục về tia sét đơn dài nhất và tia chớp tồn tại lâu nhất.

Đăng ngày: 02/02/2022
Biến rác thải nhựa không thể tái chế thành khối xây dựng

Biến rác thải nhựa không thể tái chế thành khối xây dựng

Công ty khởi nghiệp ByFusion của Mỹ đề xuất một giải pháp tái chế hiệu quả giúp giảm ô nhiễm rác thải nhựa trên thế giới.

Đăng ngày: 28/01/2022
Nhiệt độ Trái đất có thể tăng tới 4°C vào cuối thế kỷ này

Nhiệt độ Trái đất có thể tăng tới 4°C vào cuối thế kỷ này

Theo một báo cáo mới, nhiệt độ Trái đất có thể tăng lên tới 4°C vào cuối thế kỷ này bất chấp những cam kết được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26.

Đăng ngày: 28/01/2022
Biến đổi khí hậu có thể tạo ra nhiều

Biến đổi khí hậu có thể tạo ra nhiều "dòng sông trên trời" ở Đông Á

Một nghiên cứu mới tiết lộ biến đổi khí hậu có thể hình thành hiện tượng " sông khí quyển", hay còn gọi là "dòng sông trên trời", gây lượng mưa kỷ lục ở khu vực Đông Á.

Đăng ngày: 27/01/2022

"Rừng cây nhân tạo" hút 1.000 tấn CO2 mỗi ngày

Các nhà khoa học khẳng định “rừng cây máy” có khả năng hấp thụ khí C02 trong không khí, giúp làm chậm lại tốc độ biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 27/01/2022
Sóng thần Tonga gây 

Sóng thần Tonga gây "thảm họa sinh thái" tại Peru

Chính phủ Peru cho biết vụ tràn dầu tại một nhà máy lọc dầu ở Peru sau vụ phun trào núi lửa và sóng thần tại Tonga vào cuối tuần trước đã gây ra một " thảm họa sinh thái".

Đăng ngày: 26/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News