Thứ từng bị vứt bỏ làm đồ ăn cho lợn thành đặc sản được nhà giàu săn đón

Vào thế kỷ 19, thứ thực phẩm này từng bị vứt bỏ hoặc lấy làm thức ăn cho lợn, thì đến nay đã nâng tầm thành đặc sản xa xỉ phẩm dành cho giới nhà giàu.

Từ thứ thực phẩm bị vứt bỏ... cho lợn

Trứng cá tầm là một trong những thực phẩm đắt tiền xa xỉ bậc nhất thế giới. Với giá bán có thời điểm lên tới 35.000 USD/ kg (khoảng 800 triệu đồng), nó được giới quý tộc trên toàn cầu ưa chuộng và săn đón.

Người Ba Tư là nhóm người đầu tiên thường xuyên tiêu thụ trứng cá tầm. Họ tin rằng đây là cách tăng cường sức khỏe và sự bền bỉ. Sau này, người La Mã cũng cho rằng đây còn là phương thuốc chữa bệnh.

Thứ từng bị vứt bỏ làm đồ ăn cho lợn thành đặc sản được nhà giàu săn đón
Trứng cá tầm từng là món đồ bị bỏ đi.

Nhưng thực tế, không phải lúc nào trứng cá tầm cũng có giá trị cao như vậy. Vào thế kỷ 19, các loại cá tầm ở Mỹ phổ biến tới mức món trứng của nó được tặng thêm cho khách tới mua hàng. Trong khi đó, tại châu Âu, những người ngư dân từng vứt bỏ nó trên bãi biển hoặc đem cho lợn ăn.

Vậy điều gì đã thay đổi?

Món trứng cá muối xa xỉ của giới thượng lưu phải là loại trứng của cá tầm, loài cá có 27 giống sống ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Nhưng điều này có lẽ sớm thay đổi bởi quần thể cá tầm đang có nguy cơ tuyệt chủng do con người khai thác quá mức và phá hủy môi trường sống của chúng.

Thứ từng bị vứt bỏ làm đồ ăn cho lợn thành đặc sản được nhà giàu săn đón
Loài cá tầm được săn đón.

Năm 2010, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã đưa 18 loài cá tầm vào Danh sách Đỏ những loài bị đe dọa. Qua đó, cá tầm trở thành nhóm loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới.

Thứ từng bị vứt bỏ làm đồ ăn cho lợn thành đặc sản được nhà giàu săn đón

Nhưng danh sách này được đánh giá như "con dao hai lưỡi". Một mặt, chúng giúp loài cá này bảo toàn được số lượng. Mặt khác, khi càng hiếm, càng đẩy giá thành của chúng cao hơn.

Món ăn được nâng tầm thành đồ xa xỉ

Phải tới thế kỷ 20, cá tầm và trứng của chúng mới trở thành mặt hàng khan hiếm. Nguồn nước ô nhiễm cùng những con đập chặn đường di cư sinh sản khiến chúng không còn nơi đẻ trứng. Trong khi đó, con người vẫn tiếp tục đánh bắt quá mức để lấy thịt và trứng.

Mặt khác, để một con cá tầm trưởng thành hoàn toàn về khả năng sinh sản cần từ 8 tới 20 năm. Mỗi con có thể đẻ tới nghìn quả trứng trong một đợt. Tuy nhiên, xác suất chỉ duy nhất một con sống sót tới tuổi trưởng thành. Do lượng cung không đủ cầu nên trứng cá tầm muối đã trở thành món xa xỉ phẩm được giới sành ăn săn đón.

Thứ từng bị vứt bỏ làm đồ ăn cho lợn thành đặc sản được nhà giàu săn đón
Cá tầm được tiêm hormone và kích thích đẻ trứng

Ngày nay, phần lớn món thực phẩm này được lấy từ các nông trại. Nông trại Kaluga Queen tại Trung Quốc sản xuất 35% lượng trứng cá muối trên toàn thế giới.

Nếu như trước kia, muốn lấy trứng cá buộc phải giết chúng, thì giờ một số nông trại đang thử nghiệm phương pháp mới để lấy trứng mà không cần giết con vật. Khi đó, cá được tiêm hormone kích thích đẻ trứng. Phương pháp này nhận được nhiều ý kiến khen ngợi, đồng thuận cao. Tuy vậy, nó chưa thực sự phổ biến.

Ngành chăn nuôi cá đã áp dụng phương pháp này nhiều năm với mục đích không phải lấy trứng mà để tăng số lượng cá. Dẫu vậy, việc nuôi cá trong trang trại sẽ tạo ra cơ hội cho loài cá tầm ngoài tự nhiên có cơ hội phục hồi. Nhưng việc đó có thành công hay không vẫn phải phụ thuộc vào con người.

Thứ từng bị vứt bỏ làm đồ ăn cho lợn thành đặc sản được nhà giàu săn đón
Trứng cá tầm ướp vàng có giá hơn 6 tỷ đồng/hộp.

Những năm gần đây, trứng cá muối mới được đóng hộp để bán. Món xa xỉ nhất được làm từ trứng cá tầm bạch tạng quý hiếm. Đắt đỏ nhất phải kể tới loại trứng cá muối vàng trắng với mức giá lên tới 200.000 bảng Anh/hộp (hơn 6 tỷ đồng), trở thành món ăn cao cấp dành cho giới siêu giàu.

Thứ từng bị vứt bỏ làm đồ ăn cho lợn thành đặc sản được nhà giàu săn đón

Theo nhà sản xuất, để có được 1 kg trứng cá muối, họ phải sấy khô 6 kg trứng cá tươi. Sau khi sấy, chúng mất đi 80% trọng lượng và được trộn với 22 cara vàng mịn. Hương vị của món ăn được nhận xét rất đậm vị, chỉ cần ăn kèm bánh mỳ nướng cùng bơ, có thể cảm nhận rõ sự tươi ngon.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lời dự báo của các nhà tiên tri trong năm 2022 hé lộ đại dịch kết thúc?

Lời dự báo của các nhà tiên tri trong năm 2022 hé lộ đại dịch kết thúc?

Dato Anthony Cheng, nhà tiên tri người Malaysia dự đoán về một năm 2022 " lưỡng cực tốt - xấu", khi đại dịch có thể chấm dứt và đời sống, kinh tế dần khôi phục trở lại.

Đăng ngày: 02/02/2022
Tìm thấy thảm họa cổ xưa, kẻ

Tìm thấy thảm họa cổ xưa, kẻ "đập nát Trái đất" 9.200 năm trước bị nhốt trong băng

Sâu bên dưới lớp băng giá vĩnh cửu ở Greenland và Nam Cực, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy dấu vết của một thảm họa cổ xưa, được mô tả là từng đập nát Trái Đất.

Đăng ngày: 01/02/2022
Truyền thuyết về hổ trong 12 con giáp của Trung Quốc

Truyền thuyết về hổ trong 12 con giáp của Trung Quốc

China Culture đã kể lại truyền thuyết về sự xuất hiện của con hổ trong 12 con giáp của Trung Quốc dưới đây.

Đăng ngày: 31/01/2022
Ghi chép về sét hòn giáng xuống Anh 800 năm trước

Ghi chép về sét hòn giáng xuống Anh 800 năm trước

Ghi chép của một thầy tu về hiện tượng bí ẩn ven sông Thames năm 1195 có thể là bản mô tả cổ xưa nhất về sét hòn tại Anh.

Đăng ngày: 31/01/2022
Hồ lớn nhất thế giới: Biển Caspi, thực sự nó là

Hồ lớn nhất thế giới: Biển Caspi, thực sự nó là "biển" hay "hồ"?

Azerbaijan, Iran, Kazakhstan, Nga và Turkmenistan, những quốc gia bao quanh Caspi, tuy nhiên họ lại không thể thống nhất về việc định nghĩa đây là hồ hay biển.

Đăng ngày: 30/01/2022
Trái đất đang bị 2 thiên thể bóp méo, làm nứt vỏ

Trái đất đang bị 2 thiên thể bóp méo, làm nứt vỏ

Vỏ Trái đất gồm nhiều mảnh, liên tục di chuyển, nứt gãy, trượt lên nhau... mà tác động từ các dòng chảy sâu trong lõi nóng chảy dường như không đủ để giải thích

Đăng ngày: 30/01/2022
Từ Hi Thái Hậu mời một

Từ Hi Thái Hậu mời một "con hát" vào cung trong đêm, hôm sau thành 1 cỗ thi thể. Chuyện gì đã xảy ra?

‘Con hát’ này đã mất mạng chỉ vì sở thích này của Từ Hi thái hậu. Câu chuyện cụ thể như thế nào?

Đăng ngày: 29/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News