Đồ chơi gây sốt Fidget Spinner quay như thế nào trong không gian?

Một trong những thứ đồ chơi gây sốt trên toàn cầu trong thời gian gần đây là con quay spinner. Giờ đây khi cơn sốt đã qua, các phi hành gia ở ISS lại biến nó trở thành tâm điểm khi tiến hành thí nghiệm chuyển động của nó trong môi trường không trọng lực.

Trong một thí nghiệm được thực hiện trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS), phi hành gia Randy Bresnik của NASA trong sứ mệnh Expedition 52/53 của mình, đã chia sẻ đoạn video quay cảnh ông cùng các đồng nghiệp của mình phát cuồng vì thứ đồ chơi cầm tay này.

Đồ chơi gây sốt Fidget Spinner quay như thế nào trong không gian?
Con quay đồ chơi gây sốt bay trong môi trường không trọng lực của Trạm Không gian Quốc tế (ISS). (Ảnh: NASA Johnson).

Phi hành đoàn bày đủ trò với chiếc đồ chơi có in logo NASA, và cùng tạo một số động tác như xoay tròn người theo chiều dọc và chiều ngang, rồi thả trôi tự do trong môi trường không trọng lực.

Chiếc spinner cầm tay khi được bắt đầu quay, nó sẽ mãi quay như thế và hầu như sẽ không ngưng lại nếu không có sự tác động cản trở chuyển động. Khi phi hành gia Randolph Bresnik cho nó quay, ông bỏ tay ra, chiếc spinner quay liên tục không ngừng nghỉ và nằm lơ lửng giữa không gian.

Kỹ sư chuyên về các chuyến bay, ông Mark T. Vande Hei, nắm chặt phần cánh của chiếc spinner rồi thả lỏng người, thế là thay vì spinner mà chính ông là người chuyển động quay vòng tròn quanh tâm của chiếc đồ chơi. Tương tự, một thành viên phi hành đoàn khác là Joe Acaba cũng lộn người theo chiều dọc và trôi giữa các buồng máy.

Thật là những điều chẳng bao giờ làm được ở Trái Đất. Các phi hành gia lộn người liên tục mấy vòng khiến người xem phải chóng mặt. Nhưng cuối video, một cảnh tượng nhẹ nhàng, chiếc spinner xuất hiện phía trước phông nền là hành tinh Trái Đất của chúng ta, khi đặt ở một cửa sổ tại một mái vòm của ISS.

Trong thực tế, khi chơi những chiếc Fidget Spinner từ Trái Đất, với cấu tạo đặc biệt khiến giảm thiểu tối đa ma sát, nên nó vẫn sẽ quay được rất lâu. Nhưng rồi do ma sát cản trở, những con quay khi quay ở Trái Đất cũng sẽ dần chậm lại rồi ngừng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghĩa địa của những tàu vũ trụ rơi xuống Trái Đất

Nghĩa địa của những tàu vũ trụ rơi xuống Trái Đất

Trạm Thiên Cung 1 của Trung Quốc sẽ không rơi xuống nghĩa địa chôn xác phần lớn tàu vũ trụ và vệ tinh từng bay lên quỹ đạo Trái Đất.

Đăng ngày: 23/10/2017
Tìm hiểu về hành tinh lùn Eris

Tìm hiểu về hành tinh lùn Eris

Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho các bạn những khái niệm cơ bản nhất về hành tinh lùn Eris, mời các bạn cùng tham khảo.

Đăng ngày: 21/10/2017
Phát hiện hang động sâu 50km trên Mặt Trăng

Phát hiện hang động sâu 50km trên Mặt Trăng

Các nhà khoa học tại Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) phát hiện một hang động rộng lớn trên Mặt Trăng.

Đăng ngày: 20/10/2017
Vành đai tiểu hành tinh là gì?

Vành đai tiểu hành tinh là gì?

Tập hợp các tiểu hành tinh tạo thành vành đai các tiểu hành tinh. Vành đai chính có hàng nghìn các tiểu hành tinh lớn hơn 1 km, và hàng triệu các vật thể bé như bụi.

Đăng ngày: 20/10/2017
Vệ tinh lâu đời nhất Trái Đất trong hành trình ngoài vũ trụ

Vệ tinh lâu đời nhất Trái Đất trong hành trình ngoài vũ trụ

Vanguard 1, hay 1958-002B, là vệ tinh nhân tạo thứ 4 và có thời gian bay trên quỹ đạo Trái Đất lâu nhất, theo BBC.

Đăng ngày: 20/10/2017
Việt Nam sắp quan sát được mưa sao băng Orionids đạt đỉnh

Việt Nam sắp quan sát được mưa sao băng Orionids đạt đỉnh

Người yêu thích thiên văn học tại Việt Nam có thể quan sát mưa sao băng Orionids đạt đỉnh vào đêm 20, rạng sáng 21/10.

Đăng ngày: 20/10/2017
Hướng dẫn quan sát mưa sao băng Orionids đêm nay

Hướng dẫn quan sát mưa sao băng Orionids đêm nay

Năm nay, nếu thời tiết cho phép, chúng ta sẽ có thể thấy nhiều sao băng dài và sáng với mật độ khoảng 20 sao băng mỗi giờ.

Đăng ngày: 20/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News