Đo kích thước và hình dạng của hành tinh nhỏ
Marco Delbo từ Đài thiên văn Côte d'Azur, Pháp, phát biểu về nghiên cứu do ông chỉ đạo: “Kiến thức về kích thước và hình dạng của các hành tinh nhỏ có ý nghĩa quyết định trong việc tìm hiểu làm thế nào, trong giai đoạn đầu của Thái Dương Hệ, bụi và đá hình thành nên những vật thể lớn hơn và làm thế nào những va chạm và bồi đắp đã thay đổi chúng”.
Hình ảnh trực tiếp với ống kính quang học trên kính viễn vọng mặt đất lớn nhất ví dụ Very Large Telescope (VLT) tại Chilê, và các kính viễn vọng không gian, hoặc thiết bị rado hiện là những phương pháp thường được sử dụng để tìm hiểu về hành tinh nhỏ. Tuy nhiên, hình ảnh trực tiếp, kể cả với ống kinh quang học, thường chỉ giới hạn đến một trăm hành tinh nhỏ lớn nhất trong vành đai chính, trong thiết bị rada thường bị hạn chế tới những quan sát hành tinh nhỏ nằm gần Trái Đất và va chạm với hành tinh của chúng ta.
Delbo và các đồng nghiệp đã tái dựng một phương pháp mới sử dụng dụng cụ đo giao thoa để phân tích những hành tinh nhỏ có đường kính khoảng 15km nằm tại vành đai hành tinh nhỏ chính, cách 200 km. Điều này tương đương với việc đo kích thước của quả bóng quần vợt ở khoảng cách 1000 km. Kỹ thuật này không chỉ làm tăng số lượng vật thể có thể được phân tích lên nhanh chóng, mà quan trọng hơn là đưa những hành tinh nhỏ có kích thước nhỏ hơn, bản chất rất khác so với những hành tinh nhỏ cỡ lớn đã được nghiên cứu, vào tầm tay.
![]() |
(Ảnh : ESO/L. Calçada) |
Kỹ thuật sử dụng dụng cụ đo giao thoa kết hợp ánh sáng từ hai hoặc nhiều kính viễn vọng. Các nhà thiên văn học đã chứng minh phương pháp của mình sử dụng VLTI của ESO, kết hợp ánh sáng của hai Kính viễn vọng 8,2m của VLT. Đồng tác giả Sebastiano Ligori, từ INAF-Torino, Ý, cho biết: “Điều này đồng nghĩa với việc có được tầm nhìn sắc nét như một kính viễn vọng với đường kính tương đương với khoảng cách giữa hai kính viễn vọng được sử dụng, trong trường hợp này là 47 mét”.
Các nhà nghiên cứu áp dụng kỹ thuật này vào vành đai hành tinh nhỏ chính Barbara, mới được phát hiện trước đó bới đồng tác giả Alberto Cellino, để có những thuộc tính khác lạ. Mặc dù nằm rất xa, những quan sát của VLTI cho thấy vật thể này có hình dạng kỳ lạ. Mô hình khả thi nhất là kết hợp của hai vật thể với mỗi vật thể có kích thước cả một thành phố chính – bán kính 37 và 21 km – tách biệt nhau ít nhất 24km. Delbo cho biết: “Hai phần có vẻ như chồng lên nhau, vì vậy vật thể có thể có hình dáng như một hạt đậu khổng lồ, nó có thể là vật thể riêng biệt quay quanh lẫn nhau”.
Nếu Barbara được chứng minh là hai hành tinh nhỏ, điều đó còn có ý nghĩa hơn: bằng cách kết hợp đo đạc đường kính với thông số quỹ đạo, các nhà thiên văn học có thể tính toán số phận của những vật thể này. Ligori kết luận: “Barbara là một mục tiêu quan sát hàng đầu”.
Đã được chứng minh tính hiệu lực của kỹ thuật mới này, nhóm nghiên cứu có thể bắt đầu chương trình quan sát trên quy mô lớn để nghiên cứu những hành tinh nhỏ.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
