Đổ thử dung nham lên kính chống đạn và cái kết bất ngờ

Trong khi các loại kính thông thường ngay lập tức vỡ tan khi tiếp xúc với dung nham, thì kính chịu nhiệt và kính chống đạn cho thấy sự bền bỉ đáng kinh ngạc.

Thủy tinh có nhiệt độ nóng chảy hoàn toàn ở 1400 - 1600 độ C. Trong khi đó, dung nham thường có nhiệt độ từ 700 - 1200 độ C. Tuy nhiên, người ta có thể đúc thủy tinh ở nhiệt độ 590 độ C. Điều này có nghĩa là nếu đưa dung nham tiếp xúc với thủy tinh, cấu trúc của nó sẽ bị phá vỡ nhanh chóng.

Một kênh YouTube đã thử nghiệm đổ dòng dung nham nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 1000 độ C vào các loại kính khác nhau để xem chúng sẽ xảy ra các hiện tượng gì.

Có thể thấy trong các thử nghiệm, dòng dung nham ngay lập tức khiến cửa kính thông thường và cửa kính ô tô vỡ tan khi tiếp xúc. Tuy nhiên khi gặp kính chống lửa và kính chống đạn, dung nham chỉ khiến mặt kính bị rạn nứt. Trong đó, cấu trúc tổng thể không bị phá vỡ.

Dựa trên mô tả, kính chống lửa được sử dụng có cấu trúc như một tấm kính dày, có nhiều lớp, và giữa các miếng được kết nối với nhau bằng các gel chống nhiệt, giúp gia tăng khả năng chống chịu khi gặp nhiệt độ cao. Khi gặp nhiệt độ trên 100 độ C, các lớp gel bắt đầu giãn nở thành một dạng ở thể cứng, không trong suốt, giúp cấu trúc tấm kính khó bị phá vỡ.

Dung nham thực chất là đá nóng chảy trào ra từ núi lửa trong quá trình phun trào. Khi phun trào từ núi lửa, dung nham có thể lỏng ở nhiệt độ cao nhất khoảng 1200 đến 1300 độ C. Dung nham có thể chảy trên một quãng đường dài trước khi đông nguội thành đá.


Khi gặp kính chống lửa và kính chống đạn, dung nham chỉ khiến mặt kính bị rạn nứt.

Dẫu vậy, thành phần của dung nham sẽ quyết định tính chất của nó hơn là nhiệt độ khi phun trào.

Theo đó, các đá mác-ma được hình thành từ dung nham có thể được phân loại theo 3 nhóm dựa trên thành phần hóa học: felsic, trung gian, và mafic. Sự khác nhau của chúng liên quan đến nhiệt độ magma, độ nhớt và cơ chế phun trào.

Trong đó, dung nham felsic phun trào ở nhiệt độ từ dưới 650 đến 750 độ C, có độ nhớt cao do thành phần hóa học của chúng chứa nhiều silica, nhôm, kali, natri và canxi, tạo thành một chất lỏng polymer hóa giàu fenspat và thạch anh.

Dung nham trung gian (hay andesit) có ít nhôm và silica thường nóng hơn (trong khoảng 750 đến 950 độ C), có khuynh hướng ít nhớt hơn. Khi nguội, chúng sẽ tạo thành các khối đá có màu tối hơn, thường là các khoáng vật amphibol hoặc pyroxen ở dạng ban tinh (một loại kiến trúc của đá mác-ma).

Dung nham mafic (hay bazan) đặc trưng bởi hàm lượng sắt, và magiê cao, và nhiệt độ khi phun trào thường trên 950 độ C. Chúng có độ nhớt thấp, có khuynh hướng tạo ra các núi lửa dạng khiên mỏng hoặc "đồng bằng bazan", bởi tính chất tích tụ trên một diện rộng khi núi lửa phun trào.

Độ nhớt của dung nham được quyết định thông qua việc chúng có thể chảy thành dòng, hoặc ngược lại là tạo thành các khối bán rắn ngăn cản dòng chảy.

Điều thú vị là mặt trên của dòng dung nham sẽ có xu hướng biến thành thủy tinh, do tính chất nguội lạnh nhanh khi tiếp xúc với không khí hoặc nước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc

Đăng ngày: 02/07/2025
Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Đăng ngày: 02/07/2025
Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Đăng ngày: 02/07/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/07/2025
8 siêu năng lực

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra

Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Đăng ngày: 02/07/2025
Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Hai ngàn năm trước, các du khách cổ đại đã đến một ngôi đền Hi Lạp-La mã ở Hierapolis (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), nằm bên trên một chiếc hang được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới bên kia.

Đăng ngày: 02/07/2025
1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.

Đăng ngày: 02/07/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News