Đoản thọ vì sex suốt 3 giờ
Sau cuộc giao phối kéo dài tới 3 giờ, mực ống mệt đến nỗi không còn sức để bơi, kiếm ăn hay né tránh kẻ thù.
Theo bài báo vừa đăng trên tạp chí Biology Letters, nhà nghiên cứu Amanda Franklin và đồng nghiệp ở ĐH Melbourne (Australia) phát hiện ra điều này khi quan sát loài mực lùn phương nam.
Một cặp mực lùn đang "ân ái". (Nguồn: Livescience)
Đối với một số động vật, giao phối đòi hỏi sự hy sinh tuyệt đích. Nhện chăng lưới hình cầu đực là một ví dụ. Loài nhện này tình nguyện trở thành thức ăn cho con cái trong quá trình giao phối, kéo dài cuộc “ân ái” và nhằm truyền lại gene cho con chúng. Đây là chỉ trường hợp hãn hữu, nhưng nhìn chung giao phối đòi hỏi rất nhiều sức lực và năng lượng.
Điều này đặc biệt đúng với loài mực lùn phương nam (Euprymna tasmanica), một loài động vật thân mềm và tròn chỉ dài 7cm. Mực lùn thường chết sớm, giao phối với nhiều bạn tình trong suốt cuộc đời ngắn ngủi kéo dài 1 năm. Mỗi lần giao phối của chúng có thể kéo dài tới 3 giờ, khiến chúng bị vắt kiệt sức lực tới mức sau đó không làm gì nổi nữa.
Trong lúc giao phối, con đực bám và ôm trọn lấy con cái. Sau cuộc “mây mưa”, cả mực đực và mực cái đều bơi rất lờ đờ. Chúng chỉ có thể bơi được nửa quãng đường so với bình thường. Điều này có nghĩa là chúng còn rất ít năng lượng để có thể tìm thức ăn, tránh kẻ thù, phát triển hay tìm bạn tình mới. Tiếp tục thử nghiệm, các nhà nghiên cứu thấy rằng giao phối cường độ cao và kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến mực lùn không thể sống lâu.
Tham khảo: Livescience

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới
Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Lý do không thủy cung nào dám nuôi "sát thủ đại dương"
Cá mập trắng rất khó thích nghi với cuộc sống ở thủy cung vì nhiều lý do như chế độ ăn, không gian hạn chế và tác động từ môi trường bên ngoài, theo IFL Science.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.
