Độc đáo bức hình 2 thiên hà va vào nhau

Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu hiện tượng khuếch đại ánh sáng khi 2 thiên hà nằm trên cùng một đường thẳng, kính viễn vọng không gian Hubble của NASA đã tình cờ chụp được hình ảnh 2 thiên hà NGC 3314A và NGC 3314B, cách trái đất lần lượt 117 triệu và 140 triệu năm sánh sáng, dường như đang va vào nhau.

>>> Ứng cử viên mới cho ngôi vị "thiên hà cổ nhất"

Tuy nhiên các nhà khoa học khẳng định không cần phải hoảng hốt bởi đây đơn giản chỉ là do góc chụp của kính viễn vọng Hubble. Thật ra chúng cách nhau đến hàng chục triệu năm ánh sáng và cả 2 thiên hà này chưa bao giờ va vào nhau.

Theo Dailymail thì để biết được hai thiên hà này thật sự có va vào nhau hay không, bằng chứng thuyết phục nhất chính là xem hình dạng của 2 thiên hà này. Lực hấp dẫn khủng khiếp khi 2 thiên hà gần nhau sẽ làm cho thiên hà bị biến dạng trước khi chúng thật sự va vào nhau.


Nhờ vào việc phơi sáng hơn một tiếng đồng hồ, bức hình không chỉ cho
thấy cặp thiên hà NGC 3314 mà còn nhiều thiên hà xa xôi ở hậu cảnh.

Việc làm biến dạng một thiên hà không chỉ làm thay đổi cấu trúc của nó mà còn thúc đẩy quá trình hình thành ngôi sao mới, mà chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng màu xanh của nó. Nghiên cứu chuyển động của 2 thiên hà này cho thấy cả hai đều rất yên tĩnh và di chuyển một cách độc lập.

Tuy vậy, bức hình chụp cặp thiên hà NGC 3314 thật sự cho thấy có xuất hiện biến dạng trong thiên hà NGC 3314A nằm ở phía trước, (NGC 3314B nằm ở phía sau), nhưng thật ra không phải như vậy.

Hình dạng méo mó của thiên hà NGC 3314A, đặc biệt là ở vùng phía dưới và bên phải tâm của nó, nơi có các ngôi sao màu trắng xanh bung ra khỏi cánh tay hình xoắn ốc của thiên hà, không phải do va chạm với thiên hà NGC 3314B phía sau mà có thể là do có sự tương tác với một thiên hà khác, có lẽ là thiên hà NGC 3312 gần đó.

Cả hai thiên hà nằm trên cùng một đường thẳng nên lớp bụi của thiên hà NGC 3314B trông sáng hơn rất nhiều so với thiên hà NGC 3314A do nó được các ngôi sao phía trước chiếu sáng trong khi thiên hà NGC 3314A lại bị ngược sáng nên nhìn tối hơn.

Việc hai thiên hà tình cờ nằm trên cùng một đường thẳng là chuyện rất hiếm nên khi hiện tượng này xảy ra, các nhà thiên văn học đã không bỏ qua cơ hội nghiên cứu hiện tượng khuếch đại hấp dẫn. Đây là hiện tượng mà các ngôi sao trong một thiên hà làm cho cho ánh sánh đến từ một thiên hà ở cách xa nó bị nhiễu loạn nhẹ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News