Độc đáo những ngọn núi hình kim tự tháp ở Trung Quốc

Hình dáng giống kim tự tháp Ai Cập của những ngọn núi ở Quý Châu là kết quả từ xói mòn tự nhiên trong thời gian hàng trăm triệu năm.

Nằm giữa quang cảnh xanh tươi ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, là một loạt ngọn núi cực giống kim tự tháp Ai Cập. Hình ảnh thu hút sự chú ý của nhiều người sử dụng mạng xã hội trên khắp thế giới và dấy lên một cuộc tranh cãi. Một số người suy đoán ngọn núi ở huyện An Long ẩn chứa lăng mộ của các hoàng đế cổ đại trong khi người khác tin chắc chúng được tạo ra bởi thế lực bí ẩn nào đó, Global Times hôm 21/3 đưa tin.

Độc đáo những ngọn núi hình kim tự tháp ở Trung Quốc
Những ngọn núi hình kim tự tháp ở Quý Châu. (Ảnh: Weibo).

Tuy nhiên, giáo sư Zhou Qiuwen, nhà địa chất học ở Đại học Sư phạm Quý Châu, cung cấp giải thích khoa học phía sau sự hình thành của những ngọn núi đặc biệt trên. Theo Zhou, loạt "kim tự tháp" tự nhiên ở huyện An Long không phải do con người xây dựng hay lăng mộ cổ đại. Thay vào đó, chúng là minh chứng cho sự kỳ diệu của tạo hóa.

Tỉnh Quý Châu nằm ở tây nam Trung Quốc nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên và phong cảnh đa dạng. Độ cao trung bình của tỉnh vào khoảng 1.100m với 92.5% diện tích là đồi núi. Khu vực có nhiều dãy núi với đỉnh dốc và thung lũng sâu, trải dài khắp tỉnh.

Đặc trưng của tỉnh miền này là địa hình karst, hình thành từ đá carbonate dễ hòa tan. Ngọn núi hình nón là kết quả khi các thành hệ đá bị hòa tan. Sự xói mòn theo chiều thắng đứng của nước dẫn tới những khối đá trải rộng ban đầu bị phân đoạn thành từng tảng đơn lẻ. Khi quá trình xói mòn tiếp diễn, đá trên đỉnh bị hòa tan đáng kể, trong khi đá ở dưới chân núi ít bị ảnh hưởng hơn. Kết quả là ngọn núi có phần đỉnh nhọn sắc cạnh và chân rộng hơn.

Tương tự, hình dạng phân lớp của ngọn núi liên quan tới đặc điểm của đá. Núi ở Quý Châu hình thành từ đá dolomite có niên đại hơn 200 triệu năm, từ thời kỳ khu vực chủ yếu chìm dưới nước. Loại đá này hình thành ở biển, khi khoáng chất hòa tan trong nước và kết tinh thành đá rắn. Do thay đổi định kỳ của khí hậu, cấu trúc địa chất và nhiều yếu tố môi trường khác, quá trình hình thành đá nhiều lần bị gián đoạn và bắt đầu lại. Điều đó tạo ra loại đá có nhiều lớp rõ ràng.

Theo Zhou, các lớp trên mặt đá cũng là kết quả gọt đẽo của xói mòn tự nhiên. Một số bề mặt đá ban đầu có vết nứt nhỏ. Nước xói mòn giữa khe nứt không đủ mạnh để hòa tan toàn bộ khối đá nhưng đủ để làm phân đoạn, tạo ra hình dạng giống nhiều lớp xếp chồng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhà khoa học Trung Quốc tạo năng lượng sạch từ món đồ chơi cổ điển

Nhà khoa học Trung Quốc tạo năng lượng sạch từ món đồ chơi cổ điển

Các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị có thể mở đường cho nguồn năng lượng sạch mới dựa trên nguyên lý hoạt động của món đồ chơi cổ điển.

Đăng ngày: 23/03/2024
Trung Quốc chạy thử thành công tàu đô thị dùng hydro đầu tiên trên thế giới

Trung Quốc chạy thử thành công tàu đô thị dùng hydro đầu tiên trên thế giới

Đoàn tàu đô thị sử dụng năng lượng hydro đầu tiên trên thế giới đã hoàn thành cuộc thử nghiệm với tốc độ 160km/h ở Trung Quốc.

Đăng ngày: 23/03/2024
Chiếc đồng hồ cổ nhất còn hoạt động trên thế giới

Chiếc đồng hồ cổ nhất còn hoạt động trên thế giới

Đồng hồ 1505 hình quả cầu nhỏ bằng đồng mạ vàng, là sự kết hợp giữa kỹ thuật của Đức và bản sắc phương Đông.

Đăng ngày: 23/03/2024
Bức ảnh gây tranh cãi

Bức ảnh gây tranh cãi "cõi mạng" Thổ Nhĩ Kỳ: Màu trắng dưới chân con lạc đà là gì?

Bức ảnh này đã lan truyền mạnh mẽ sau khi được đăng trên mạng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ cách đây khá lâu. Người đăng ảnh tên là George Steinmetz - một nhiếp ảnh gia người Mỹ.

Đăng ngày: 23/03/2024
Kim cương chưa phải là vật liệu cứng nhất Trái đất

Kim cương chưa phải là vật liệu cứng nhất Trái đất

Kim cương có thể nén được thành một thứ còn rắn hơn nó và các nhà khoa học đã biết làm thế nào để có được vật liệu này.

Đăng ngày: 22/03/2024
Đồng hồ đo thời gian bằng bóng lăn thế kỷ 19

Đồng hồ đo thời gian bằng bóng lăn thế kỷ 19

Khác với đồng hồ quả lắc phổ biến 200 năm trước, đồng hồ của nhà phát minh William Congreve đo thời gian bằng sự di chuyển của quả bóng nhỏ.

Đăng ngày: 22/03/2024
Khám phá khu vực

Khám phá khu vực "đen tối" rộng nhất thế giới ở Mỹ

Một khu vực rộng hơn 1 triệu ha tại Mỹ vừa được công nhận là nơi tối nhất để ngắm bầu trời đêm, với hy vọng diện tích này sẽ mở rộng thêm hơn 4 lần.

Đăng ngày: 22/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News