Đọc tiểu thuyết viễn tưởng trên vũ trụ
"Ban đêm đọc sách dễ đưa ta vào giấc ngủ, điều đó không chỉ đúng dưới mặt đất mà cả trên vũ trụ”, đó là lời của nhà du hành Nga Oleg Kotov, người vừa trở về Trái đất từ Trạm vũ trụ quốc tế ISS kể về việc anh đã ngủ ngon như thế nào khi đọc cuốn sách điện tử mà cô con gái của anh đã gửi cho bố qua email.
Phi hành gia Oleg Kotov. (Ảnh: Rian).
Kotov kể trong buổi nói chuyện ở Viện bảo tàng quốc tế về Vũ trụ học Mạc Tư Khoa: "Trên Trạm ISS rất ít thứ dưới dạng giấy mà toàn đồ điện tử. Con gái tôi đã mang đến cho tôi một niềm vui, nó gửi sách cho tôi qua mạng".
"Tôi đã được thưởng thức hai thể loại văn học: tiểu thuyết khoa học viễn tưởng – mà cảm nhận khi đọc còn thú vị hơn đọc dưới mặt đẩt rất nhiều - và văn học cổ điển. Ví dụ tôi đã đọc một cách say mê cuốn Infa và Patrova, nhớ đến thuộc lòng nhiều đoạn và những câu văn thâm thuý”.
Theo lời anh, hiện nay hầu hết thư từ gửi lên trạm đều là thư điện tử. "Đa số thư chúng tôi nhận được đều gửi qua mạng mặc dù các chuyến tàu vận tải “Progress” bay đến theo kế hoạch cũng chuyển cho chúng tôi lá thư trong phong bì”.
Nhà du hành vũ trụ cho biết, việc phân tích các thư điện tử về công việc gửi đến Trạm tốn không ít thời gian và công sức.
"Mỗi ngày chúng tôi nhận được từ 80 đến 100 lá thư, cần phải trả lời ngay cho kịp mà in ấn trên máy in laser trong điều kiện không trọng lượng không phải là điều đơn giản. Chỉ một cái gõ lên bàn phím là lại đẩy lùi chúng tôi về phía sau, cách xa bàn phím nên chúng tôi luôn luôn phải bám vào một cái gì đó. Không có đuôi để quặp vào một điểm cố định cho khỏi trượt, chúng tôi phải khoèo chân vào như treo mình lên mà đánh máy các văn bản”.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Ngôi sao còn già hơn vũ trụ
Trong một phát hiện khiến nhiều người ngạc nhiên, ngôi sao già nhất lại có tuổi đời còn lâu hơn cả vũ trụ. Sao HD 140283, hay còn gọi là sao Methuselah, không hề xa lạ với các nhà thiên văn học Trái đất.
