Đới đứt gãy sông Đà gây động đất ở Ninh Bình
Động đất tại huyện Nho Quan, Ninh Bình sáng 27/5 là do hoạt động của đới đứt gãy sông Đà, thuộc đứt gãy cấp 2, theo chuyên gia Viện Vật lý địa cầu.
Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu), lúc 9h27 tại huyện Nho Quan xảy ra động đất 3,4 độ, độ sâu 17 km, kèm theo tiếng nổ nhỏ, mặt đất rung lắc nhẹ. Người dân ở các huyện Thạch Thành, Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, khu vực giáp tâm chấn Nho Quan cũng cảm nhận được rung chấn nhẹ.
Chia sẻ với PV, PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, chuyên gia địa chấn Viện Vật lý địa cầu, nhận định trận động đất kiến tạo phát sinh trên đới đứt gãy sông Đà, một đứt gãy kiến tạo khá nổi tiếng về mức độ hoạt động. Khu vực xảy ra ở Ninh Bình, gần các thành phố lớn như Hà Nội nên người dân cảm nhận rõ rung chấn và tiếng nổ. "Đây là động đất yếu, không thuộc động đất nguy hiểm", ông nói.
Vị trí tâm chấn. (Ảnh: Viện vật lý địa cầu).
Đứt gãy sông Đà là nguồn phát sinh các trận động đất mức độ trung bình ở miền bắc Việt Nam. PGS Hồng Phương cho biết đới đứt gãy phân thành hai loại (cấp 1 và cấp 2). Đứt gãy cấp 1 gây ra trận động đất như ở Điện Biên, Tuần Giáo, Sơn La với trận động đất mạnh, còn đứt gãy cấp 2 sông Đà chỉ gây ra động đất nhỏ lẻ.
Đứt gãy cấp 2, ngăn cách hai vùng kiến tạo giữa hai đới Sơn La và sông Đà theo phân chia của các nhà địa chất vạch ra trên bản đồ. Đới đứt gãy ở phía Tây Bắc của miền bắc Việt Nam, kéo dài 450 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chạy từ vùng Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đi qua Quỳnh Nhai và ra biển Đông ở vùng cửa Lạch Giang.
Năm 2005 từng ghi nhận một trận tương tự tại Ninh Bình. Theo chuyên gia, trận động đất nhỏ với cấp độ rủi to thiên tai bằng 0 nhưng cần thường xuyên theo dõi diễn biến vì động đất thường xảy ra thành chuỗi. Viện Vật lý địa cầu đang theo dõi các dư chấn tiếp theo và thông báo nếu có mức độ nguy hiểm cao.
TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, cũng cho biết Ninh Bình nằm trên đứt gãy sông Đà là khu vực đã từng xảy ra động đất nên trận động đất xảy ra sáng nay không có gì bất thường.
Động đất kiến tạo gây ra bởi đới đứt gãy tự nhiên (một hiện tượng địa chất liên quan tới các quá trình kiến tạo trong vỏ Trái Đất. Thông thường đứt gãy thường xảy ra tại nơi có điều kiện địa chất không ổn định). Động đất ở Ninh Bình phát sinh trên đới đứt gãy sông Đà, khác với loại động đất kích thích từng xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Động đất kích thích do con người tác động vào môi trường, cụ thể xảy ra khu vực thủy điện có hồ chứa lớp ép xuống gây trận động đất kích thích.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên
Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO
El Nino, La Nina và ENSO đều là những hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm.
