Đôi mắt của ốc xà cừ có 1 khả năng kỳ diệu, đến cả "đứt đuôi thoát xác" như thằn lằn cũng phải chào thua!
Ốc biển, ốc sông, ốc nuôi... đều là món khoái khẩu của con người. Tuy nhiên, nào những gừng, sả, lá chanh thơm ngào ngạt khiến ta không quan tâm lắm chuyện ốc có mắt hay không nữa.
Ít ai biết rằng, ốc xà cừ (conch) ngoài biển sở hữu đôi mắt cực kỳ thú vị, thậm chí sở hữu khả năng như phim khoa học viễn tưởng.
Ốc xà cừ sở hữu đôi mắt cực thú vị.
Ốc xà cừ (danh pháp khoa học: Turbinidae) thuộc lớp chân bụng, chủ yếu được dùng trong kĩ nghệ khảm trai và là loài có giá trị kinh tế nhất trong các loại xà cừ.
Vào năm 1976, các nhà khoa học đã đi sâu tìm hiểu loài vật kỳ lạ với lớp vỏ dày cộp và phát hiện ra một số điều thú vị.
Cụ thể, ốc xà cừ có mắt! Và mắt của chúng còn xịn là đằng khác: Chứa võng mạc với tế bào cảm giác và nhận diện sắc tố.
Kỳ lạ hơn cả, các nhà khoa học đã thử cắt bỏ mắt của cốc xà cừ - và đúng 14 ngày sau, nó mọc ra đôi mắt hoàn hảo như mới. Ôi con người, quả thật chúng ta đã thua trong cuộc đua tiến hóa!
Mời các bạn chiêm ngưỡng một số hình ảnh về đôi mắt độc lạ của ốc xà cừ:

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.
