Đội ngũ Trung Quốc tìm thấy dấu vết của ngôi sao lâu đời nhất vũ trụ
Một nghiên cứu của Trung Quốc đã thu được bằng chứng đầu tiên về sự sống và cái chết của những ngôi sao lâu đời nhất trong vũ trụ.
Nhóm nhà thiên văn học này đã tìm thấy dấu chân hóa học độc đáo của các ngôi sao trong vầng hào quang của Dải Ngân hà, sau khi sử dụng sức mạnh tổng hợp của hai trong số các kính viễn vọng trên mặt đất lớn nhất thế giới.
Các ngôi sao đầu tiên có thể lớn gấp 260 lần khối lượng của Mặt trời. (Ảnh minh họa: Shutterstock)
Sử dụng Kính viễn vọng Quang phổ Đa Vật thể Vùng Bầu trời Lớn (LAMOST) tại Trung Quốc và Kính viễn vọng Subaru ở Hawaii, các hình ảnh cho thấy các ngôi sao đầu tiên có thể lớn gấp 260 lần khối lượng của Mặt trời.
Nghiên cứu của họ, được công bố trên tạp chí Nature vào thứ Tư, cũng cung cấp bằng chứng đầu tiên dựa trên quan sát rằng các ngôi sao đã kết thúc cuộc đời của chúng trong một vụ nổ bất thường, hoàn toàn khác với vụ nổ siêu tân tinh mà chúng ta biết ngày nay.
Nhà vật lý lý thuyết Avi Loeb của Đại học Harvard, người không tham gia nghiên cứu, đã ca ngợi khám phá này là “cực kỳ quan trọng trong việc xác nhận lý thuyết của chúng ta về thế hệ sao đầu tiên”.
Ông Loeb cho biết những ngôi sao thế hệ thứ nhất nằm trong số những bí ẩn lớn nhất chưa được giải đáp của vũ trụ. Các nhà khoa học dự đoán rằng chúng hình thành từ khí nguyên sơ sau Vụ nổ Big Bang và chỉ được tạo thành từ hydro và heli.
Lý thuyết thiên văn học cũng gợi ý rằng những thiên thể cổ đại này có thể có khối lượng tương đương với hàng trăm Mặt trời và trải qua một vụ nổ cục bộ duy nhất khi chúng chết.
Các ngôi sao thế hệ đầu tiên tồn tại trong thời gian ngắn và rất khó phát hiện, chỉ để lại dấu hiệu hóa học trong thế hệ sao tiếp theo.
Ông Zhao Gang từ Đài quan sát Thiên văn Quốc gia Trung Quốc và các đồng nghiệp của ông đã sàng lọc quang phổ của hơn năm triệu ngôi sao do LAMOST thu thập.
Thông tin bao gồm thành phần hóa học, nhiệt độ, độ sáng và các đặc tính quan trọng khác mà các nhà khoa học đã so sánh cho đến khi họ tìm thấy một ứng cử viên, được đặt tên là LAMOST J1010+2358.
Ngôi sao này cách Trái đất khoảng 3.300 năm ánh sáng trong quầng thiên hà và chứa cực ít kim loại. Nhóm nghiên cứu đã so sánh quang phổ của ngôi sao với các mô hình lý thuyết và kết luận rằng rất có thể nó đã hình thành trong một đám tinh vân còn sót lại của một ngôi sao thế hệ thứ nhất có khối lượng tương đương 260 Mặt trời.
Ông Loeb giải thích rằng, không giống như các vụ nổ sao trong vũ trụ sau này, khi chúng sẽ sụp đổ thành sao neutron hoặc hố đen, vụ nổ của ngôi sao mẹ LAMOST J1010+2358 liên quan đến việc tạo ra các electron và positron phản vật chất của chúng.

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà
Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô
