Dơi quỷ "hôn" đồng loại để truyền máu

Khi kết bạn, dơi quỷ sẽ chải lông và chia sẻ thức ăn là máu hút được từ sinh vật khác qua đường miệng.

Các nhà nghiên cứu quan sát cách dơi quỷ xây dựng các mối quan hệ xã hội và phát hiện, chia sẻ thức ăn là hành vi quan trọng giúp chúng kết bạn. Dơi có thể chết đói nếu không ăn ba ngày. Vì vậy, chia sẻ lượng máu kiếm được có thể giúp cứu sống đồng loại. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Current Biology hôm 19/3.

Dơi quỷ hôn đồng loại để truyền máu
Dơi quỷ xây dựng quan hệ bằng cách dùng miệng chia sẻ thức ăn. (Ảnh: CNN).

Trong 15 tháng, các nhà khoa học quan sát những con dơi xa lạ nghỉ chung một chỗ. Ban đầu, chúng làm quen bằng cách chải lông cho nhau. Khi đã thân thiết hơn, chúng sẽ tiến đến trao đổi thức ăn. Thức ăn là máu hút từ sinh vật khác, được dơi nôn ra và truyền cho đồng loại bằng miệng.15% số dơi thực hiện hành động này trước đó không quen biết nhau.

"Dơi quỷ truyền máu giống với hành vi nhả lại thức ăn cho con ở nhiều loài chim. Điều đặc biệt là dơi quỷ làm như vậy với những con trưởng thành khác", giáo sư Gerald Carter, tác giả nghiên cứu, nhà sinh thái học hành vi tại Đại học Bang Ohio (Mỹ), cho biết. Dơi chải lông cho nhau kể cả khi bộ lông đã sạch sẽ, nghĩa là hành động này không chỉ nhằm vệ sinh cơ thể, Carter bổ sung.

Dơi quỷ là động vật có vú duy nhất chỉ ăn máu. Chúng kiếm ăn bằng cách cắn những động vật to lớn hơn, ví dụ gia súc. Dơi quỷ có thể hút lượng máu bằng nửa trọng lượng cơ thể một ngày, trong khi các loại dơi khác thường ăn trái cây, mật hoa hoặc côn trùng. Một nghiên cứu công bố vào tháng 11 năm ngoái chỉ ra, những con dơi quỷ kết bạn với nhau trong lúc nuôi nhốt thường tiếp tục duy trì quan hệ khi trở về tự nhiên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Yếu tố nào giúp cá sấu sống sót qua sự kiện tuyệt chủng?

Yếu tố nào giúp cá sấu sống sót qua sự kiện tuyệt chủng?

Cá sấu đã tồn tại gần 100 triệu năm, nhờ những đặc điểm sinh học và kỹ năng đặc biệt giúp chúng thích nghi với biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 22/03/2020
Thú móng guốc giúp duy trì băng vĩnh cửu

Thú móng guốc giúp duy trì băng vĩnh cửu

Sự hiện diện của những đàn ngựa, bò rừng hay tuần lộc ở vùng cực có thể làm chậm tốc độ tan băng vĩnh cửu, giúp chống biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 21/03/2020
Bí ẩn

Bí ẩn "quái thú" lang thang khắp thế giới cùng những loài người khác

Các nhà khoa học phát hiện ra những loài người cổ 2 triệu năm trước đã chia sẻ mô hình di cư với một trong những quái thú ghê rợn nhất địa cầu.

Đăng ngày: 18/03/2020
Bạn nên tắm cho chú chó cưng bao lâu một lần?

Bạn nên tắm cho chú chó cưng bao lâu một lần?

Loài chó không hào hứng với việc tắm rửa cho lắm, nhưng định kỳ chải lông sạch sẽ cho chúng vẫn là một việc quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.

Đăng ngày: 15/03/2020
Rồng Komodo cái tự sinh sản mà không cần con đực

Rồng Komodo cái tự sinh sản mà không cần con đực

Charlie, một cá thể rồng Komodo cái ở sở thú Chattanooga, bang Tennessee, Mỹ đã đẻ ra 3 quả trứng và ấp nở thành các con con mà không cần giao phối với bất cứ con đực nào.

Đăng ngày: 12/03/2020
Lạc giữa vương quốc rắn ở Việt Nam, đủ loại từ hiền đến kịch độc

Lạc giữa vương quốc rắn ở Việt Nam, đủ loại từ hiền đến kịch độc

Nếu thuộc tuýp yêu thiên nhiên hoang dã, du khách nên đến xem "vương quốc rắn" đủ sắc màu gồm cả những loài có độc tố cao ngay tại Việt Nam.

Đăng ngày: 12/03/2020
Tại sao nhựa là một điểm thu hút chết người đối với rùa biển?

Tại sao nhựa là một điểm thu hút chết người đối với rùa biển?

Các nhà khoa học có bằng chứng mới để giải thích tại sao nhựa lại nguy hiểm đối với rùa biển: các loài động vật nhầm lẫn mùi hương của nhựa với thức ăn.

Đăng ngày: 11/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News