Đốm màu bí ẩn khổng lồ ở Thái Bình Dương cuối cùng cũng được hé lộ

Được biết tới kể từ năm 2010, những đốm màu khổng lồ ở Thái Bình Dương đã trở thành một bí ẩn với những ai chứng kiến.

Những mảng nước ấm bất thường ở Thái Bình Dương, thường được gọi là những "đốm màu", đã gây ảnh hưởng tai hại đến hệ sinh thái biển kể từ năm 2010. Giờ đây con người đã có thể biết được nguyên nhân xuất hiện của chúng.

Một công bố mới của một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế và một số mô phỏng máy tính chi tiết trước đây, đã liên kết việc xuất hiện các đốm màu với việc giảm phát thải khí dung ở Trung Quốc.

Điều đó cho thấy các chính sách được ban hành nhằm cải thiện môi trường cũng có thể đi kèm với những hậu quả tiêu cực.

Đốm
Những đốm màu Thái Bình Dương dẫn đến cái chết của nhiều sinh vật biển.

Lý do là những hạt nhỏ trong không khí do các nhà máy điện thải ra có tác dụng rất tốt trong việc phản chiếu ánh sáng mặt trời trở lại không gian và giữ cho bầu không khí mát hơn.

Không có lớp che phủ đó, Thái Bình Dương sẽ tiếp xúc nhiều hơn với sức nóng từ Mặt trời, kết hợp với sức nóng ngày càng tăng do hiện tượng nóng lên toàn cầu do con người tạo ra. Những nguyên nhân này bắt nguồn cho sự xuất hiện của đốm màu khổng lồ trên Thái Bình Dương.

Việc giảm khí dung nhanh chóng ở Trung Quốc gây ra sự bất thường trong tuần hoàn khí quyển ngoài khu vực nguồn, dẫn đến sự nóng lên đáng kể ở bề mặt Đông Bắc Thái Bình Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho các hiện tượng nóng lên cực đoan của đại dương.

Các đạo luật về không khí sạch khác nhau được đưa ra ở Trung Quốc vào những năm 2010 đã có hiệu quả trong việc giảm mức độ chất ô nhiễm được đưa vào không khí và kết quả là cải thiện chất lượng không khí.

Đốm
Ví dụ, từ năm 2006 đến năm 2017, lượng khí thải sulfur dioxide đã giảm khoảng 70% . Tuy nhiên, điều đó cũng mang tới một số hậu quả không tốt cho đại dương.

Nhóm nghiên cứu gợi ý rằng đó không chỉ là tác động bức xạ trực tiếp của các sol khí đang diễn ra. Sol khí (aerosol) là hệ thống các hạt nhỏ rắn hoặc lỏng lơ lửng trong không khí hoặc trong một khí khác. Các hạt này có kích thước rất nhỏ, thường trong khoảng từ vài nanomet đến vài chục micromet.

Có khả năng một phản ứng dây chuyền nóng lên do sự vắng mặt của các sol khí đã giúp thay đổi hệ thống thời tiết, làm giảm tốc độ gió trên các khu vực cụ thể ở Thái Bình Dương và khiến các mảng đại dương trở nên quá nóng ở mức độ lớn hơn.

Đốm màu bí ẩn khổng lồ ở Thái Bình Dương cuối cùng cũng được hé lộ
Như mọi khi với các hệ thống khí tượng phức tạp này, có nhiều yếu tố tác động bên cạnh sự biến đổi tự nhiên. Trong khi không chỉ việc giảm phát thải ở Trung Quốc gây ra điều này, mà dường như chúng còn khiến những sự cố này dễ xảy ra hơn và góp phần vào xu hướng nóng lên.

Những đốm màu này đã dẫn đến cái chết của cá, chim biển và các sinh vật biển khác trên quy mô lớn, cũng như sự nở rộ của tảo độc hại có thể gây tổn hại thêm cho hệ sinh thái khi chúng chặn ánh sáng mặt trời và tiêu thụ oxy.

Sự xuất hiện của các đốm màu Thái Bình Dương và hậu quả tai hại của chúng là một ví dụ khác về sự cân bằng vô cùng mong manh và vô số yếu tố ảnh hưởng đang diễn ra trên khắp hành tinh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đàn cá voi sát thủ hợp lực nhấn chìm du thuyền dài 15m

Đàn cá voi sát thủ hợp lực nhấn chìm du thuyền dài 15m

Đàn cá voi sát thủ chuyên tấn công tàu thuyền ở tây nam châu Âu nhấn chìm một du thuyền lớn ở eo biển Gibraltar sau khi làm thủng thân tàu.

Đăng ngày: 17/05/2024
Cá voi Sei khổng lồ tái xuất sau 100 năm vắng bóng

Cá voi Sei khổng lồ tái xuất sau 100 năm vắng bóng

Sau một thế kỷ vắng bóng do nạn săn bắt, những con cá voi Sei khổng lồ màu xanh xám đang quay trở lại vùng biển Patagonia của Argentina.

Đăng ngày: 14/05/2024
Cá mặt quỷ - Loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Cá mặt quỷ - Loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Cá mặt quỷ được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận có tuyến nọc độc lớn nhất so với bất kỳ loài cá nào khác.

Đăng ngày: 13/05/2024
Nhật bắt đầu săn cá voi lớn thứ hai trên Trái đất

Nhật bắt đầu săn cá voi lớn thứ hai trên Trái đất

Nhật Bản đưa thêm cá voi vây, loài động vật biển có vú từng thuộc nhóm nguy cấp, vào danh sách đánh bắt thương mại, gây lo ngại cho các nhà bảo tồn.

Đăng ngày: 13/05/2024
Thảm cua cá ngừ bao phủ đáy biển California

Thảm cua cá ngừ bao phủ đáy biển California

Các thợ lặn và nhà sinh vật học hải dương bắt gặp những con cua cá ngừ chồng chất lên nhau ở đáy biển ven San Diego do bị dòng hải lưu cuốn vào gần bờ.

Đăng ngày: 10/05/2024
Hệ thống trữ điện bằng không khí dưới đáy biển sâu 700m

Hệ thống trữ điện bằng không khí dưới đáy biển sâu 700m

Hệ thống của công ty BaroMar dùng điện dư thừa để nén và dẫn không khí xuống các thùng dưới đáy biển, tích trữ tại đó cho đến khi cần.

Đăng ngày: 09/05/2024
Nấm mồ chất thải hạt nhân dưới biển tiêu tốn 83 tỷ USD

Nấm mồ chất thải hạt nhân dưới biển tiêu tốn 83 tỷ USD

Một nấm mồ khổng lồ dưới biển dự kiến dùng để chứa lượng chất thải phóng xạ ngày càng nhiều của Anh sẽ trở thành dự án cơ sở hạ tầng lớn tốn kém và kéo dài nhất ở nước này.

Đăng ngày: 07/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News