Đón xem mưa sao băng Lyrids sáng ngày 23/4

Theo các chuyên gia thiên văn học, sáng ngày 23/4, Việt Nam sẽ đón trận mưa sao băng Lyrids đầu tiên trong năm với 15-20 vệt sao băng/giờ.

Mưa sao băng Lyrids

Mưa sao băng là hiện tượng hàng nghìn hay thậm chí hàng vạn thiên thạch nhỏ lần lượt lao vào khí quyển Trái đất và cháy sáng khi Trái đất đi tới vùng quỹ đạo có thiên thạch. Các đám thiên thạch này thường là hậu quả để lại của sao chổi khi chúng đi qua quỹ đạo của chúng ta.

Vega và mưa sao băng Lyrid


Chòm sao Lyra với ngôi sao sáng Vega. Đây là nơi những vệt sao băng tỏa ra.

Nếu bạn theo dõi những vệt sao băng Lyrid, thì bạn sẽ thấy nó xuất phát từ khu vực gần ngôi sao Vega sáng rực rỡ. Những vệt sao băng này sẽ đi theo sao Vega suốt đêm, dù sao Vega lên cao hay xuống thấp thì điểm xuất phát của những vệt sao băng đều đi theo đến đó. Đây chỉ là một sự trùng hợp trên bầu trời, thật sự sao Vega và những vệt sao băng này không hề có liên quan đến nhau.

Ở những khu vực có vĩ độ thấp, sao Vega nằm thấp hơn so với đường chân trời hướng đông bắc trước 10 giờ đêm, và sau đó, nó sẽ mọc lên cao dần và lên đến điểm cao nhất trước bình minh.

Sao chổi Thatcher - thiên thể gốc của trận mưa sao băng này

Cứ mỗi năm vào dịp cuối tháng 4, hành tinh Trái Đất của chúng ta lại đi qua quỹ đạo của sao chổi Thatcher (C/1861 G1). Hiện tại chúng ta chưa có hình ảnh nào về sao chổi có quỹ đạo quanh Mặt Trời 415 năm này, vì lần cuối cùng nó xuất hiện trên bầu trời là vào năm 1861, trước khi việc chụp ảnh trở nên phổ biến. Sao chổi Thatcher sẽ không quay trở lại cho đến năm 2276.

Những mảnh vỡ vụn và bụi khí của sao chổi này nằm rải rác trên quỹ đạo của nó, và khi chúng ta đi qua, những mảnh vỡ này sẽ rơi vào bầu khí quyển của Trái Đất với vận tốc khoảng 177.000 km/giờ. Khi đi với vận tốc như thế, chúng sẽ ma sát với không khí và gây cháy, trong màn đêm, chúng ta sẽ thấy chúng như là những vệt sáng lướt nhanh trên bầu trời.

Nếu Trái Đất đi qua một đám bụi khí to lớn và dày đặc hơn bình thường, thì nó sẽ cho chúng ta chiêm ngưỡng một màn trình diễn bão sao băng.

Ảnh minh họa: internet

Làm sao để quan sát mưa sao băng

  • Hãy chọn địa điểm quan sát có trường nhìn rộng, người ngắm sao băng nên chọn những chỗ đất cao, xa ánh điện thành phố, tránh xa những nguồn sáng nhân tạo như đèn đường để có thể nhìn rõ những vệt sáng băng qua.
  • Đem theo một ghế tựa và tấm mềm để thoải mái ngắm nhìn thiên hà về đêm.

Thời gian lý tưởng để ngắm sao băng

Mưa sao băng Lyrids là trận mưa nhỏ diễn ra từ ngày 16-25/4 nhưng thời gian đạt cực điểm là đêm 22/4 đến sáng 23/4. Trước và sau khoảng thời gian này, người xem vẫn có thể nhìn thấy một số lượng nhỏ sao băng.

Sau 10 giờ đêm mưa sao băng Lyrids sẽ bắt đầu màn trình diễn và chúng ta xem được tốt nhất vào lúc trước bình minh vài tiếng đồng hồ, vì lúc này sao Vega đã lên cao.

Lưu ý: 

Nếu trời âm u có nhiều mây, mưa thì sẽ rất khó quan sát hiện tượng này.

Mưa sao băng không ảnh hưởng đến trái đất cũng như sức khỏe con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Đăng ngày: 01/03/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News