Động băng lớn nhất Trung Quốc không tan chảy vào mùa hè
Hình dáng và cấu tạo đặc biệt của hang động giúp giữ lại không khí lạnh bên trong, khiến cả động luôn được băng bao phủ cả vào mùa hè.
Động băng Ninh Vũ nằm trên dãy núi thuộc tỉnh Sơn Tây có quy mô lớn nhất Trung Quốc, theo Amusing Planet. Cấu trúc dưới lòng đất hình con ky bowling cao 85 mét ăn sâu vào sườn núi. Vách và đáy động bao phủ lớp băng dày, trong khi những cột băng và thạch nhũ lớn vươn từ trần xuống đáy động. Động Ninh Vũ ở trạng thái đóng băng trong suốt mùa hè, ngay cả khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao.
Động băng Ninh Vũ ở Sơn Tây, Trung Quốc. (Video: YouTube).
Có nhiều động băng tồn tại quanh năm ở châu Âu, Trung Á và Nam Mỹ. Phần lớn động băng nằm ở khu vực khí hậu lạnh như Alaska, Iceland và Nga, nơi nhiệt độ thấp quanh năm giúp động luôn lạnh và đóng băng tự nhiên. Tuy nhiên, động băng cũng tồn tại ở vùng khí hậu ấm.
Đa số động băng kiểu này được biết đến như những "bẫy lạnh". Động có nhiều khe và lỗ thông cho phép không khí lạnh lọt vào trong mùa đông nhưng ngăn không khí nóng xâm nhập vào mùa hè. Vào mùa đông, không khí lạnh và đặc tràn vào động, thay thế khối không khí nóng bốc lên cao và thoát ra ngoài. Vào mùa hè, không khí lạnh trong động ở nguyên tại chỗ do không khí nóng trên mặt đất nhẹ hơn và không thể tiến vào.
Đa số động băng kiểu này được biết đến như những "bẫy lạnh".
Băng bên trong động cũng đóng vai trò như lớp đệm giúp ổn định nhiệt độ. Bất kỳ khối không khí ấm nào lọt vào động sẽ lập tức giảm nhiệt độ do lớp băng trước khi có thể làm ấm phía trong động. Không khí ấm làm chảy một ít băng, nhưng nhiệt độ vẫn ổn định. Ngược lại, khi không khí cực lạnh của mùa đông tràn vào, nước lỏng trong động sẽ đóng băng toàn bộ, giải phóng nhiệt lượng ngăn nhiệt độ trong động tụt xuống quá thấp.
Để động băng như vậy hình thành, phải có sẵn lượng nước đủ lớn trong khoảng thời gian thích hợp. Khí hậu phải lạnh để dãy núi bị tuyết bao phủ vào mùa đông và nhiệt độ phải đủ cao để làm băng tan chảy trong mùa hè nhưng không làm không khí ấm lên quá nhiều. Mọi yếu tố cần có sự cân bằng tinh tế để động băng có thể hình thành và tồn tại.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
