Động cơ có thể giúp máy bay đạt tốc độ Mach 9
Các kỹ sư thử nghiệm thành công một drone ở tốc độ cận âm trang bị động cơ đốt giống tên lửa, có thể đạt vận tốc 11.000km/h khi bay thương mại trong tương lai.
Drone của Venus Aerospace trong chuyến bay thử nghiệm với động cơ RDRE. (Video: Venus Aerospace).
Công ty Venus Aerospace hoàn thành chuyến bay thử nghiệm drone trang bị động cơ tên lửa nổ xoay (RDRE), giúp phương tiện đạt vận tốc cận âm. Trong tương lai, công ty sẽ chế tạo máy bay phản lực thương mại siêu nhanh sử dụng loại động cơ mới này. Trong chuyến bay thử nghiệm diễn ra hôm 24/2, Venus Aerospace đưa mẫu drone dài 2,4m và nặng 136kg bay lên độ cao 3.658m bằng máy bay Aero L-29 Delfín trước khi triển khai phương kiện và kích hoạt RDRE, Live Science hôm 10/4 đưa tin.
Chiếc drone bay 16km ở tốc độ Mach 0,9 (hơn 1.111 km/h), dùng 80% lực đẩy sẵn có của RDRE. Chuyến bay thành công chứng tỏ tính khả thi của động cơ tên lửa nổ xoay và những hệ thống bay đi kèm. Trước đó 3 tuần, Venus Aerospace chứng minh tính khả thi của công nghệ này với thử nghiệm đốt thời gian dài, trong đó các kỹ sư cho thấy động cơ của họ có thể hoạt động suốt chuyến bay, buồng hình khuyên có đường kính khoảng 25,4 cm và sản sinh lực đẩy 544kg.
Công nghệ tên lửa nổ xoay hiệu quả hơn 15% so với động cơ tên lửa thông thường, theo đại diện của Venus Aerospace. Kết quả là theo lý thuyết, với cùng lượng nhiên liệu, máy bay đẩy bằng công nghệ này có thể di chuyển xa hơn so với động cơ thông thường đốt ở áp suất không đổi.
Chiếc drone bay 16km ở tốc độ Mach 0,9 (hơn 1.111 km/h).
Chuyến bay thử thành công làm tăng tỷ lệ khả thi về mặt thương mại của bay siêu thanh. Một trong những mục tiêu dài hạn của Venus Aerospace là phát triển máy bay siêu thanh thương mại có thể di chuyển ở tốc độ Mach 9 (11.000 km/h). Để so sánh, máy bay Concorde có thể bay trên Mach 2 (2.500 km/h) trong khi nguyên mẫu Lockheed SR-72 dự kiến bay ở tốc độ trên Mach 6 (7.400 km/h). Một phương tiện Mach 9 có thể bay từ London tới San Francisco trong một giờ.
Tương tự máy bay Concorde rất ồn ào khi cất cánh, hoạt động kích nổ đều của RDRE sẽ khiến máy bay phát ra tiếng ồn cực lớn. Khác với động cơ phản lực thường tăng tốc trơn tru hơn, chu kỳ tăng tốc nhanh lặp lại dựa trên kích nổ liên tục có thể tăng thêm áp lực cho động cơ và cấu trúc hỗ trợ đi kèm.
Do RDRE có thể ứng dụng trong quân sự, Venus Aerospace đang cộng tác với Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA). Hiện nay, công ty lên kế hoạch thử nghiệm thêm bằng drone. Các kỹ sư đang cân nhắc lắp động cơ RDRE hiện bay trên drone lớn hơn có thể đạt vận tốc nhanh gấp 5 lần âm thanh (6.200km/h).

Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu
Cỗ máy phát điện kỳ lạ này có thể sản xuất tới 10KW điện liên tục mà không cần nhiên liệu trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Máy bay cánh liền thân có thể thay thế máy bay Boeing
Một mẫu máy bay có hình dáng hoàn toàn mới được cấp phép cất cánh trên bầu trời California, hứa hẹn tiết kiệm nhiên liệu và thải ít khí hơn máy bay thông thường.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Hàng nghìn người xếp hàng để cấy chip vào não
Công ty khởi nghiệp của ông trùm công nghệ Elon Musk đã được cấp phép thử nghiệm cấy chip vào não người. Hiện đã có hàng nghìn ứng viên muốn tham gia.
