Đông Phi: Sa mạc có nguy cơ biến thành biển cả

Đông Phi đang có nguy cơ bị tách ra khỏi châu Phi, với việc sa mạc có thể biến thành đại dương do động đất và núi lửa tạo ra những rãnh nứt lớn khiến nước biển tràn vào.

Với nhiều những vết nứt sâu hoắm kéo dài hàng chục cây số, tạo điều kiện cho nước biển tiến vào sa mạc tạo thành một đại dương mới. Lục địa châu Phi đang có nguy cơ bị tách thành hai phần riêng biệt, với những vết nứt trải dài hàng nghìn cây số: từ Ethiopia đến tận Mozambique. Chuỗi các núi lửa ở Đông Phi chính là “những tên lính tiên phong” trong việc chia cắt châu lục này. Động đất đã tạo ra những thung lũng sâu thẳm ở giữa sa mạc và kết cấu địa tầng ở Đông Phi đang bị vỡ tan như tấm kính.

Cách đây nhiều triệu năm, một vết nứt tương tự đã tạo ra Hồng Hải và Vịnh Aden. Người ta cũng không thể loại trừ sau đây vài triệu năm nữa, sẽ xuất hiện một Hồng Hải thứ hai trên lãnh thổ châu Phi.

Đông Phi: Sa mạc có nguy cơ biến thành biển cả
Rãnh nứt sâu hoắm trải dài tới 60 cây số

Đại dương hiện đang tiến vào vùng trũng Danakil. Chỉ có một quả đồi cao 25m ngăn chặn nước biển ở Hồng Hải tràn vào phần lãnh thổ thấp hơn mực nước biển hàng chục mét. Những lớp muối còn đọng lại trên bề mặt của vùng trũng này cho thấy nước biển đã có lần tràn ngập khu vực này.

Khi nào thì nước biển tràn vào sa mạc? Nhà khoa học Tim Wright của ĐHTH Leeds (Vương quốc Anh) nói: “Với địa tầng bất ổn như hiện nay, quả đồi nói trên có thể bị lún xuống và biến mất trong vòng vài ngày”. Đến khi đó, chẳng còn gì có thể ngăn nổi nước biển tràn vào vùng trũng Danakil. Ông Wright cho biết trong vòng 5 năm qua, quá trình hình thành đại dương đã tăng tốc một cách “không thể tưởng tượng nổi”, tạo ra những rãnh nứt sâu hoắm: rộng hàng mét và dài hàng chục cây số.

Theo giới nghiên cứu, hoạt động của núi lửa ở Đông Phi đang ngày càng trở nên dữ dội hơn và khối dung nham ở 22 điểm tại tam giác Afar đang tiến gần lên mặt đất, nhưng chưa đến mức phun trào dữ dội như núi lửa Erta Ale.

Cấu thành của nham thạch vừa được phun trào trung tuần tháng 11/2010 ở Erta Ale cũng khiến cho giới khoa học sửng sốt. Chúng giống hệt như nham thạch phun ra từ những ngọn núi lửa nằm ở dưới đáy biển sâu. Cái khác duy nhất là chúng không được làm nguội bằng nước biển.

Quá trình “chia cắt châu Phi” bắt đầu lộ rõ từ năm 2005, khi ở vùng trũng Afar xuất hiện vết nứt dài tới 60km. Kể từ thời điểm đó, đã có 3,5 km3 nham thạch trồi lên – một khối lượng khổng lồ đủ để phủ kín thành phố London với độ dày ngập đầu người.

Những đo đạc bằng vệ tinh cho thấy, một đoạn dài tới 200km có mặt đất bị dung nham làm nhão ra như thể nhựa đường bị tan chảy dưới nắng nóng trưa hè.

Các số liệu vệ tinh cho thấy, nhiều khu vực ở Đông Phi đang chịu ảnh hưởng của hiện tượng dung nham đang trồi lên mặt đất. Ở miền Đông Ai Cập, các dòng chảy dung nham đang làm nóng nhiệt độ mặt đất. Ở sa mạc Karonga thuộc Malawi, người ta đã phát hiện ra một dải dung nham dài tới 17km đang trồi lên, đẩy mặt đất ở đây cao thêm nửa mét.

Không những thế, núi lửa còn phun trào ở những nơi mà giới khoa học không hề ngờ tới. Đó là sự phun trào của một ngọn núi lửa ngầm ở Saudi Arabia, cách vết nứt ở châu Phi tới 200km. Điều này cho thấy một khối lượng lớn dung nham đang ngày càng tích tụ ở khu vực trên diện rộng và báo hiệu trong 10 năm tới, động đất và núi lửa sẽ hoạt động thường xuyên hơn ở Đông Phi.

Một số hình ảnh sau đây báo hiệu quá trình “biến sa mạc thành đại dương ở Đông Phi:

Đông Phi: Sa mạc có nguy cơ biến thành biển cả
Núi lửa Erta Ale ở Ethiopia phun trào dữ dội

Đông Phi: Sa mạc có nguy cơ biến thành biển cả
Mặt đất bị dung nham làm nhão ra như nhựa đường giữa trưa hè nóng bỏng

Đông Phi: Sa mạc có nguy cơ biến thành biển cả
Nham thạch biến sa mạc thành hồ không có nước

Đông Phi: Sa mạc có nguy cơ biến thành biển cả
Động đất và núi lửa tạo ra những rãnh nứt dài hàng chục cây số

Đông Phi: Sa mạc có nguy cơ biến thành biển cả
Đo đạc qua vệ tinh cho thấy quá trình chia tách Đông Phi

Đông Phi: Sa mạc có nguy cơ biến thành biển cả
Quá trình hình thành "Hồng Hải" ở Đông Phi

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News