Dòng sông máu xuất hiện sau một đêm

Những người dân làng vô cùng sửng sốt khi dòng sông của người Slovakia chuyển thành màu đỏ máu chỉ qua một đêm: “có gì đó giống như trong phim kinh dị”.

- Những người địa phương mê tín cho rằng màu đỏ máu của dòng sông là dấu hiệu của “quỷ dữ”.

- Có thể nguyên nhân gây ra dòng sông đỏ như máu này là do bộ lọc bị lỗi ở một lò giết mổ gần đó.

Tin đồn đã lan rộng trong một thị trấn của Slovakia cuối tuần vừa rồi khi một dòng sông chảy qua khu vực này đã chuyển sang màu đỏ tươi.

Dòng sông ở Myjava, một đô thị nhỏ vùng biên giới của Cộng hòa Séc, đã thay đổi màu sắc qua đêm và trở thành “máu”.

Cảnh sát đã được huy động để điều tra sự việc, tuy nhiên cảnh sát tin rằng nguyên nhân là do hệ thống lọc bị hỏng của một lò mổ nằm phía thượng nguồn.

Roman Podbrezova, 65 tuổi, đi dạo vào buổi sáng và nhìn thấy sự thay đổi rõ rệt của dòng sông khi chảy xuyên qua trung tâm của làng.

“Tôi đã không thể tin vào mắt mình nữa”, ông nói. “Dòng sông màu đỏ sẫm. Trông giống như trong phim kinh dị vậy. Máu chảy tràn qua trung tâm của làng”.

Một người địa phương khác cho biết: “Thật là đáng sợ. Tối qua tôi đi bộ qua đây và nó vẫn có màu bình thường”. “Giờ thì trông dòng sông như thể chứa máu của hàng nghìn trinh nữ bị giết hại. Tôi không mê tín dị đoan, và ở đây chưa từng có những kẻ giết người hàng loạt hay tương tự như vậy, nhưng điều này là không bình thường chút nào”.

Người dân lo sợ rằng, sự thay đổi màu sắc của dòng sông là kết quả của một vụ giết người hàng loạt hay của “quỷ dữ”, mặc dù lời giải thích có thể là do một hệ thống lọc bị hỏng trong một lò giết mổ gần đó.

Phát ngôn viên cảnh sát Elena Antalova nói: “Chúng tôi đang kiểm tra nguồn gốc của máu và cái gì đã gây ra tình trạng này”. Hiện tại chúng tôi đang nghĩ là máu có thể có nguồn gốc từ cá chết hoặc ai đó đã rửa một container chứa máu trong dòng sông này.

”Có vẻ như máu chảy trực tiếp từ các cống rãnh phía trên bảo tàng”, cô cho biết.

Chất thải từ một lò giết mổ nằm phía trên thượng lưu sông Myjava thường được bơm vào các ao chứa và được lọc trước khi thải ra con sông này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News