Dòng sông thánh sắp chết
Sông Jordan, nơi Chúa Jesus được rửa tội, đang bị ô nhiễm nặng nề và có thể “chết” vào năm sau nếu tình trạng ô nhiễm không được ngăn chặn.
Một đoạn sông Jordan. Ảnh: blueguez.com.
Với độ dài 217 km, sông Jordan trải dài từ hồ Galilee tới biển Chết. Các nhánh của nó đổ vào Israel, Jordan, Syria và khu Bờ Tây thuộc Palestine. Tín đồ Cơ đốc giáo tin Chúa Jesus từng rửa tội ở dòng sông này trước khi ngài bị đóng đinh trên thánh giá.
Khi một sĩ quan hải quân Mỹ thám hiểm sông Jordan vào năm 1847, ông miêu tả nó là nơi có nhiều thác lớn thẳng đứng. Nhưng ngày nay chiều rộng của nó chỉ còn vài mét.
Theo AFP, tổ chức Friends of the Earth thông báo sông Jordan chỉ còn là một dòng nước mặn nhỏ ở phía nam biển hồ Galilee (phía đông bắc Israel). Dòng sông bị thu hẹp bởi tình trạng khai thác quá mức, ô nhiễm và sự thờ ơ của chính quyền khu vực. Israel, Syria và Jordan khai thác hơn 98% dòng chảy của sông trong nhiều năm qua. Sông này từng chứa tới 1,3 tỷ m khối nước mỗi năm, nhưng hiện tại nó chỉ cung cấp cho biển Chết khoảng 20 tới 30 triệu m khối nước.
“Dòng chảy còn lại trong sông Jordan chủ yếu chứa rác, nước từ các ao nuôi cá, chất thải nông nghiệp và nước mặn. Nếu không có hành động cụ thể, dòng sông sẽ cạn kiệt vào cuối năm 2011”, báo cáo của Friends of the Earth nêu rõ.
Một con đập cách biển hồ Galilee vài km về phía nam cắt ngang dòng chảy của sông. Ở phía nam con đập này, nước thải phun ra từ một đường ống. Đó chính là nguồn cung cấp nước cho sông Jordan.
“Chẳng ai có thể nói đó là nước thánh nữa. Chẳng ai nói đó là điều có thể chấp nhận đối với một dòng sông nổi tiếng khắp thế giới”, Gidon Bromberg, giám đốc chi nhánh Friends of the Earth tại Israel, phát biểu.
Cách ống nước vài mét có dòng nước mặn chảy vào dòng nước sủi bọt màu nâu. Nước mặn tới từ nhiều suối mặn gần đó, nhưng người ta cho chúng chảy ra sông để bảo vệ biển hồ Galilee.
Bất chấp tình trạng ô nhiễm nặng nề của sông Jordan, vài nghìn tín đồ vẫn tới đây hàng năm để nhảy xuống nước. Trong khi đó những cộng đồng dân cư người Israel, Jordan và Palestine dọc theo bờ sông – tổng cộng có khoảng 34.000 người – đổ rác xuống sông hàng ngày.
Điều nghịch lý là nếu nước thải không tiếp tục chảy vào sông thì nó sẽ “chết” sớm hơn vì sự hiện diện của nước mặn. Tổ chức Friends of the Earth cho rằng giải pháp tốt nhất là bơm một lượng nước ngọt khổng lồ - tối thiểu 400 triệu m khối mỗi năm - vào sông Jordan để giúp nó hồi sinh. Ngoài ra, Israel, Syria và Jordan cũng phải trả lại nước cho sông Jordan. Sự hồi sinh của sông Jordan cũng sẽ dẫn tới một viễn cảnh tươi sáng hơn đối với biển Chết – nơi cũng đang bị ô nhiễm nặng.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...
