Động vật 100 năm sau biến đổi kỳ quái như thế nào?

Một nhà tự nhiên học đã chia sẻ loạt ảnh dự đoán về sự tiến hóa của các loài động vật 100 năm sau nếu cuộc khủng hoảng khí hậu vẫn tiếp diễn.

Tờ Daily Star hôm 12/10 đưa tin, những dự đoán của nhà tự nhiên học Steve Backshall đã được Bulb, công ty năng lượng xanh lớn nhất Anh, tái hiện sinh động qua loạt ảnh ghép các loài động vật tiến hóa với khung cảnh thực tế.


Gấu Bắc Cực không còn oai vệ và bộ lông trắng muốt như trước. (Ảnh: Daily Star)

Các bức ảnh cho thấy cách 5 loài động vật trên biển và đất liền thích nghi như thế nào trong vòng 100 năm tới để không bị tuyệt chủng do ô nhiễm môi trường và các hoạt động không bền vững của con người.

Quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF) dự đoán, có tới một nửa số loài động vật và thực vật trên thế giới sẽ không tồn tại được sau 100 năm nữa nếu lượng khí CO2 vẫn tiếp tục tăng mà không được kiểm soát.

Backshall tin rằng gấu Bắc Cực, từ loài oai vệ, to lớn sẽ tiến hóa thành gầy gò, ốm yếu. Nhà tự nhiên học nói thêm rằng, khi các tảng băng tan chảy, bộ lông trắng muốt của chúng cũng chuyển thành xám hoặc nâu để phù hợp với môi trường trên đất liền.

Backshall cho rằng, tới năm 2040, thế giới sẽ không còn các tảng băng. Hầu hết gấu Bắc Cực chết đói hoặc chết đuối do bơi nhiều ngày liên tục. Những con còn sống thì kiếm ăn trên các bãi rác khổng lồ. Mõm của gấu sẽ phát triển lớn hơn.


Mô phỏng loài hải âu cổ rụt tiến hóa sau 100 năm. (Ảnh: Daily Star)

Hải âu cổ rụt cũng có thể mất đi màu sắc đặc trưng của chúng để hòa vào môi trường mới. Khi vùng biển nước Anh quá ấm với con mồi của loài hải âu cổ rụt, chúng sẽ đi về phương bắc và phải quen dần với việc làm tổ trên các bãi đất trống, Backshall dự đoán.

Việc sở hữu chiếc mỏ màu sáng khiến chúng dễ bị những kẻ săn mồi hoặc con mồi nhận ra. Để thích nghi, phần mỏ của hải âu cổ rụt biến đổi thành màu tối.


Loài sứa khổng lồ có thể phát triển tới kích thước của chiếc thùng rác. Chúng là một trong số ít động vật hưởng lợi từ sự nóng lên và ô nhiễm đại dương.

Nhờ kích thước lớn và lượng nọc độc tăng lên, sứa khổng lồ được dự đoán sẽ trở thành sinh vật đáng sợ, "hung thần" với loài cá heo.


Phần ngà của hải mã như 2 thanh kiếm lớn. (Ảnh: Daily Star)

Hải mã là một loài động vật khác được cho là có hình dáng và hành vi thay đổi nhiều vào năm 2100. Không có nơi nào để di cư, hải mã khó có thể giữ được thân mình luôn mát, vì vậy lớp da dày của chúng bắt đầu mỏng đi.

Lớp da của hải mã chuyển sang màu hồng tươi khi các mạch máu xuất hiện gần bề mặt da hơn, giúp chúng hạ thân nhiệt. Không có nguồn thức ăn dồi dào như trước, hải mã mất đi phần lớn lông giữ nhiệt, dài và gầy hơn trước. Cặp ngà trở thành thanh kiếm tự vệ trước những con gấu Bắc Cực.


Cáo tai dơi có hàm răng chắc khỏe hơn sau 100 năm tiến hóa. (Ảnh: Daily Star)

Cáo tai dơi có thể tiến hóa để dễ "giấu mình" trên sa mạc, nơi từng là đồng cỏ xanh mướt nhưng biến đổi khí hậu khiến chúng hóa thành vùng đất cằn cỗi.

Bức ảnh mô phỏng cáo tai dơi 100 năm sau cho thấy loài này có bộ lông xù xì, mũi dài hơn, tai cũng như bàn chân lớn hơn khi môi trường thay đổi. Phần hàm cũng cứng hơn giúp chúng "ngốn" hết đống xương của các loài chết khô trên sa mạc.

"Loạt ảnh minh họa này thể hiện sự sinh động, trực quan về cách động vật tiến hóa, biến đổi để thích nghi với môi trường sau 100 năm. Nhưng nó cũng khiến chúng ta quan ngại về cách các loài động vật thay đổi. 

Thực tế, những sự tiến hóa này có thể xảy ra sớm hơn. Vì vậy, chúng ta cần xem xét nghiêm túc hơn về biến đổi khí hậu nếu muốn bảo tồn thiên nhiên", Backshall nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News