Động vật biển bảo vệ Trái đất khỏi hàng triệu virus

Tôm, hàu, bọt biển và sò có thể loại bỏ hiệu quả những hạt virus trong môi trường dưới nước bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Động vật biển bảo vệ Trái đất khỏi hàng triệu virus
Bọt biển giúp giảm số lượng virus dưới biển. (Ảnh: CK-12).

Jennifer Welsh, nhà sinh thái học hải dương ở Viện nghiên cứu biển hoàng gia Hà Lan, và cộng sự cho biết một số loài động vật tiêu diệt vi khuẩn dưới nước trong bài báo công bố hôm 23/3 trên tạp chí Nature. Các nghiên cứu trước đây cho thấy đại dương là nơi trú ngụ của hàng triệu loài vi khuẩn khác nhau. Một mililit nước biển có thể chứa 10 triệu virus. Trong nghiên cứu mới, nhóm của Welsh kiểm tra 10 loài động vật biển khác nhau. Họ nhận thấy tôm, hàu, bọt biển và sò là những loài hoạt động hiệu quả nhất giúp giảm số lượng virus trong nước.

Thông qua thí nghiệm, nhóm nghiên cứu nhận thấy động vật loại bỏ virus bằng cách ăn trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra rào cản giữa virus và vật chủ tiềm năng. Theo Welsh, những động vật biển trong nghiên cứu có thể xóa sổ gần như toàn bộ một quần thể virus ở mẫu vật trong vòng vài giờ.

"Trong thí nghiệm của chúng tôi, bọt biển làm giảm 94% số lượng virus trong 3 giờ. Một thí nghiệm khác cho thấy quá trình diệt virus diễn ra rất nhanh và hiệu quả. Ngay cả khi chúng tôi đưa thêm virus mới vào nước cách 20 phút một lần, bọt biển vẫn duy trì hiệu quả loại bỏ virus", Welsh chia sẻ.

Welsh và cộng sự cho biết phát hiện của họ có thể đưa vào ứng dụng trong ngành nuôi trồng thủy sản. Các tổ chức sinh vật như bọt biển có thể bảo vệ động vật nuôi khỏi dịch bệnh bùng phát, ngăn virus xâm nhập vào động vật hoang dã ở biển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá heo đực hợp xướng để dụ con cái giao phối

Cá heo đực hợp xướng để dụ con cái giao phối

Các nhà nghiên cứu quan sát cá heo mũi chai đực “hát” cùng nhau, phối hợp nhịp nhàng và đồng thời cất tiếng gọi nhằm thu hút cá heo cái.

Đăng ngày: 03/04/2020
Hoạt động di cư bí ẩn của cá voi

Hoạt động di cư bí ẩn của cá voi

Hàng năm, khi biển Bắc cực hoặc Nam cực rơi vào mùa đông, các đàn cá voi lại bắt đầu chuyến hành trình “vòng quanh thế giới”. Các nhà khoa học cho rằng, chúng làm vậy để tránh khí hậu quá lạnh và do môi trường khan hiếm thức ăn.

Đăng ngày: 31/03/2020
Khả năng giúp mực giao tiếp trong vùng biển tối

Khả năng giúp mực giao tiếp trong vùng biển tối

Các nhà sinh vật học công bố bằng chứng cho thấy mực Humboldt có thể giao tiếp bằng thị giác dưới vùng biển tối tăm nhờ khả năng phát sáng.

Đăng ngày: 29/03/2020

"Siêu năng lực" biến đổi gene của mực

Các nhà nghiên cứu phát hiện mực là sinh vật duy nhất có thể chỉnh sửa gene bên ngoài nhân tế bào thần kinh (neuron).

Đăng ngày: 26/03/2020
Phát hiện

Phát hiện "quái vật ăn xương" ở nơi sâu thẳm của Trái đất

Xác 3 con cá sấu đã bị đàn quái vật nhỏ bé dưới đáy đại dương nuốt chửng, cả xương cũng không còn.

Đăng ngày: 26/03/2020
Tại sao cá nhà táng không bị mắc bệnh lặn nước?

Tại sao cá nhà táng không bị mắc bệnh lặn nước?

Cá nhà táng được coi là một loài động vật khắp thế giới, có nghĩa là phạm vi của chúng trải rộng trên tất cả hoặc hầu hết thế giới trong các môi trường sống thích hợp.

Đăng ngày: 24/03/2020
Vùng nước ngọt khổng lồ được phát hiện sâu dưới đáy biển

Vùng nước ngọt khổng lồ được phát hiện sâu dưới đáy biển

Một khu bảo tồn nước ngọt hiếm hoi đã được phát hiện ngoài khơi bờ biển phía Nam của New Zealand, đây là nơi có thể giúp chống lại hạn hán cũng như giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 24/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News