Động vật cũng có thể hiểu và sử dụng biểu tượng
Từ tranh và ảnh cho đến đồng xu hay thẻ tín dụng, đồ tạo tác mang tính tượng trưng đang vây quanh chúng ta. Tính chất tượng trưng về mặt tinh thần của biểu tượng – vật thể đại diện cho vật thể khác – đem đến sự phát triển cơ bản về ngôn ngữ đóng vai trò quyết định trong quá trình tiến hóa của tổ tiên của chúng ta. Liệu các loài động vật khác có thể hiểu và sử dụng biểu tượng?
Một số bằng chứng cho thấy khỉ, họ hàng gần nhất của chúng ta, có thể sử dụng biểu tượng trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, năng lực sử dụng biểu tượng của các loài xa hơn trong hệ thống phát sinh loài vẫn chưa được biết đến nhiều.
Một nghiên cứu mới đưa ra bằng chứng tranh luận về khả năng sử dụng biểu tượng của khỉ mũ - một loài khỉ Nam Mỹ tách khỏi loài người từ 35 triệu năm trước. Trong thí nghiệm, năm con khỉ mũ tham gia vào “lựa chọn kinh tế”. Mỗi con khỉ chọn giữa 3 loại thức ăn (được gọi là A, B và C) với khối lượng khác nhau. Lựa chọn được thực hiện trong 2 bối cảnh khác biệt. Trong bối cảnh “thực”, những con khỉ lựa chọn giữa thức ăn thực. Trong bối cảnh “biểu tượng”, chúng phải lựa chọn “thẻ đổi hàng” (thực ra là đồ vật không có giá trị như thẻ poker) tượng trưng cho thức ăn thật. Sau khi chọn một trong hai lựa chọn thẻ đổi hàng, chúng có thể đổi thẻ đổi hàng của mình lấy thức ăn tương ứng. Các nhà nghiên cứu kiểm tra liệu lựa chọn của khỉ mũ đối với cả bối cảnh thực và biểu tượng có đáp ứng tính bắc cầu hay không – đặc tính cơ bản của việc hình thành các quyết định có lý trí, ví dụ như nếu con khỉ thích A hơn B, thích B hơn C, thì nó phải thích A hơn C.
Khỉ mũ (Cebus paella). (Ảnh: Elisabetta Visalberghi) |
Lựa chọn của khỉ mũ đáp ứng yêu cầu ở cả bối cảnh thực và bối cảnh biểu tượng. Theo hệ thống khỉ mũ ưa thích món A hơn món B, món B hơn món C, và món A hơn món C với cả thẻ đổi hàng và thức ăn thật. Vì vậy, lựa chọn của chúng giống nhau về mặt chất lượng ở cả hai trường hợp. Tuy nhiên, về mặt số lượng lựa chọn ở bối cảnh biểu tượng đã làm tăng khoảng cách giá trị giữa những thức ăn tương ứng.
Ví dụ, khi lựa chọn giữa thức ăn thật, khỉ mũ không thiên vị giữa món Cheerio và hai miếng pho mát Pácma, điều này cho thấy giá trị của một Cheerio bằng hai lần giá trị một miếng pho mát Pácma. Khi lựa chọn giữa các thẻ đổi hàng, giá trị tương đối tăng lên – ví dụ, khỉ mũ không thiên vị một thẻ đổi Cheerio và 4 thẻ pho mát Pácma.
Kết quả này cho thấy khỉ mũ có lập luận về biểu tượng. Tuy nhiên, khi làm vậy chúng trải nghiệm gánh nặng nhận thức về biểu tượng. Về mặt này, chúng cư xử giống như một đứa trẻ con. Tóm lại, mặc dù khỉ mũ không thể đạt được khả năng nhận biết biểu tượng như một người trưởng thành, nhưng nghiên cứu đã chứng minh rằng các loài khá xa với người cũng có khả năng sử dụng và hiểu biểu tượng.
Tham khảo:
Addessi et al. Preference Transitivity and Symbolic Representation in Capuchin Monkeys (Cebus apella). PLoS One, 2008; 3 (6): e2414 DOI: 10.1371/journal.pone.0002414