Doping là gì?

Mặc dù sử dụng doping có nguy cơ gây hại cao cho sức khoẻ, song hiện tượng này vẫn rất phổ biến trên thế giới, do các vận động viên phải chịu sức ép thành tích quá lớn.

Doping là gì?

Doping là tên gọi chung của các chất kích thích. Doping có 3 dạng thông dụng là: Doping máu (tăng cường vận chuyển oxy qua hồng cầu) như ESP (Erythropoetin), NESP (Darbapoetin). Doping cơ (tăng cường sức mạnh của cơ do tăng cường sản sinh hormone), Doping thần kinh (ngăn chặn điều khiển và phản hồi cơ bắp tới hệ thần kinh).

Vì sao doping bị cấm sử dụng trong thi đấu các môn thể thao?

Sở dĩ Doping bị cấm trong thi đấu thể thao bởi vì các chất kích thích (doping) nhìn chung đều có tác dụng đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn máu, tăng cường khối lượng máu chảy về tim, làm tăng thể lực cùng sự tập trung cho các vận động viên, làm cho cơ thể không bắt buộc phải nghỉ khi mệt. Điều này làm mất đi tính công bằng trong thi đấu thể thao, nhưng quan trọng hơn nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của vận động viên bởi các tác dụng phụ.

Doping là gì?
Doping là tên gọi chung của các chất kích thích.

Hệ lụy từ việc sử dụng Doping

VĐV nữ có xu thế nam hóa

Khi sử dụng thuốc tăng đồng hóa mà đại diện là các loại thuốc bắt nguồn từ kích dục tố nam testosterone nhằm làm tăng thể tích và sức mạnh cơ, các VĐV nữ có xu thế nam hóa như giọng nói trầm lại, nổi mụn, mọc râu, mọc lông và rối loạn kinh nguyệt, còn VĐV nam có nguy cơ bị teo tinh hoàn, tinh dịch giảm và có thể dẫn đến liệt dương. Ngoài ra, nó còn gây ra tình trạng giữ muối (Na+) dễ dẫn đến suy tim hoặc suy thận. Loại dược phẩm này còn có thể gây bệnh gan ứ huyết và ung thư gan.

Làm yếu cơ, to các đầu chi

Các nội tiết tố tăng trưởng thường được sử dụng với mục đích làm tăng sức bền cho vận động viên. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng nó sẽ làm yếu cơ, to các đầu chi hoặc gây bệnh tiểu đường.

Gây hội chứng run rẩy

Các thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương như amphetamin có vẻ giúp vận động viên tăng sức. Nhưng nghiên cứu cho thấy, khi vận động viên dùng nhiều, chúng không làm tăng lực và sức bền cho cơ, mà còn gây ra hội chứng run rẩy, thiếu tự tin, mất ngủ dẫn đến suy nhược thần kinh.

Gây tán huyết, sốt, mẩn ngứa

Phương pháp doping “máu” làm tăng lượng hồng cầu, từ đó tăng khả năng cung cấp ôxi cho các tế bào, giúp cơ hoạt động mạnh mẽ và bền bỉ hơn. Tuy nhiên, những vận động viên áp dụng phương pháp này có thể bị tán huyết, sốt, nổi mẩn ngứa, suyễn nặng, nhiễm khuẩn gan, hoặc nhiễm HIV. Thêm vào đó, nếu truyền vào cơ thể một lượng hồng cầu quá lớn, có thể dẫn đến nghẽn mạch máu, gây ảnh hưởng cục bộ, hoặc thậm chí tử vong.

Mặc dù sử dụng doping có nguy cơ gây hại cao cho sức khoẻ, song hiện tượng này vẫn rất phổ biến trên thế giới, do các vận động viên phải chịu sức ép thành tích quá lớn. Trong một cuộc điều tra ở Pháp, 80% số vận động viên được hỏi cho biết họ sẵn sàng sử dụng doping nếu việc này chắc chắn dẫn họ đến ngôi vị quán quân trong các giải đấu Châu âu

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tác dụng trà đen (hồng trà)

Tác dụng trà đen (hồng trà)

Từ ngàn đời xưa Trà Đen (Hồng Trà) đã trở nên quen thuộc với cuộc sống hàng ngày, không chỉ là một thức uống ngon mà Trà Đen (Hồng Trà) còn chữa được nhiều bệnh: tiểu đường, tim mạch, giảm stress…

Đăng ngày: 26/02/2018
Hội chứng khiến cụ ông trăm tuổi ăn một kilogram bùn mỗi ngày

Hội chứng khiến cụ ông trăm tuổi ăn một kilogram bùn mỗi ngày

Cụ ông 100 tuổi tên Karu Paswan ở bang Jharkhand phía đông Ấn Độ cho biết ông có sở thích ăn bùn từ năm 11 tuổi, International Business Times đưa tin.

Đăng ngày: 25/02/2018
Cách chữa bệnh rận mu cực đơn giản và rẻ tiền

Cách chữa bệnh rận mu cực đơn giản và rẻ tiền

Rận mu có tên khoa học Pthirus pubis, là một loại côn trùng sống ký sinh và gây bệnh ở con người, phổ biến ở vùng lông mu của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi, gây ra bệnh rận mu.

Đăng ngày: 25/02/2018
Sơn nhiễm chì, thủy ngân hủy hại sức khỏe bạn thế nào?

Sơn nhiễm chì, thủy ngân hủy hại sức khỏe bạn thế nào?

Tiếp xúc nhiều với sơn nhiễm chì, thủy ngân thời gian dài sẽ dẫn đến đau đầu, chóng mặt, lên cơn hen, ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

Đăng ngày: 25/02/2018
Nam giới hút thuốc không nên sử dụng vitamin B liều cao

Nam giới hút thuốc không nên sử dụng vitamin B liều cao

Từ lâu, vitamin B6 và B12 được các công ty dược quảng cáo là những thuốc uống bổ sung giúp tăng cường năng lượng, cải thiện quá trình trao đổi chất, thậm chí được cho là giúp giảm nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 25/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News