Đột phá trong quang hợp nhân tạo có thể tạo ra năng lượng vô hạn

Cộng đồng khoa học đang nỗ lực tìm kiếm cách tạo ra năng lượng vô hạn. Một phát hiện đột phá để khai thác cách thực vật tạo ra năng lượng, có thể là "phao cứu sinh" cho loài người.

Từ tinh thể mặt trăng đến các phân tử không tuân theo các định luật vật lý, con người đang tìm kiếm mọi cách ở mọi nơi để lấp đầy thiếu hụt năng lượng đang là nguy cơ trước mắt trong tương lai không xa.

Giờ đây, với kết quả của một nghiên cứu mới về cách thực vật tạo ra năng lượng, chúng ta có thể đã tìm ra cách bù đắp cho sự thiếu hụt đó nhờ khai thác quang hợp nhân tạo.

Đột phá trong quang hợp nhân tạo có thể tạo ra năng lượng vô hạn
Thực vật dựa vào một hệ thống gọi là quang hợp để tạo ra năng lượng và thức ăn. Các nhà khoa học hy vọng chúng ta có thể bắt chước quá trình đó để tạo ra nguồn năng lượng vô hạn (Ảnh: scimmery1/Adobe).

Trong nghiên cứu đột phá này, các nhà khoa học đã mô phỏng thành công quá trình quang hợp tự nhiên để tạo ra khí methane. Loại nhiên liệu giàu năng lượng này chỉ cần có nước, carbon dioxide và ánh sáng mặt trời.

Theo các nhà nghiên cứu, nếu được mở rộng quy mô, quy trình mới này sẽ cho phép chúng ta dùng quang hợp nhân tạo thay cho các tấm pin mặt trời như một nguồn năng lượng sạch vô hạn mà con người đã tìm kiếm trong nhiều chục năm qua.

Giáo sư Kazunari Domen ở Trường đại học Tokyo, Nhật Bản, là trưởng nhóm nghiên cứu. Ông và các đồng nghiệp đã thí nghiệm thành công phát triển hệ thống tách nước thành khí hydro và oxy bằng ánh sáng mặt trời.

Từ đó, họ hy vọng có thể phát triển quy trình này để mô phỏng giống hơn nữa hệ thống mà thực vật sử dụng, hấp thụ carbon dioxide và lưu trữ năng lượng mặt trời trong khí methane. Về cơ bản có thể hiểu đây là một phiên bản quang hợp nhân tạo.

Đó là một hệ thống rất giống với các tấm pin mặt trời. Tuy nhiên, thay vì chỉ khai thác và lưu trữ năng lượng mặt trời, nhóm nghiên cứu đã sử dụng thêm một hệ thống quang hợp mà thực vật dựa vào để tạo ra nhiều năng lượng lưu trữ hơn.

Tất nhiên, việc mở rộng quy mô hệ thống để đáp ứng nhu cầu năng lượng của một thành phố sẽ đòi hỏi vượt qua nhiều khó khăn để đạt được mức độ khả thi thực tiễn.

Vì hệ thống này dựa vào khí methane để tích trữ năng lượng mặt trời, nên điều thiết yếu là phải tạo ra một hệ thống không rò rỉ. Nếu hệ thống bị rò rỉ, nó sẽ góp phần làm tăng lượng khí nhà kính trong khí quyển vốn đang là một vấn đề đe dọa hành tinh của chúng ta, đó là gây ra biến đổi khí hậu và ấm lên toàn cầu.

Vì thế, nếu phát minh đột phá này được nghiên cứu sâu hơn để có biện pháp đảm bảo tính khả thi cũng như an toàn thì chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng ở một giải pháp vô cùng tích cực cho vấn đề an ninh năng lượng toàn cầu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu mới giúp mở rộng thuyết tiến hóa của Darwin

Nghiên cứu mới giúp mở rộng thuyết tiến hóa của Darwin

Các nhà khoa học và triết học vừa đưa ra một quy luật tự nhiên mới, dựa trên thuyết tiến hóa mà nhà bác học Charles Darwin đề cập trong cuốn sách xuất bản năm 1859 về nguồn gốc của các loài trên Trái đất.

Đăng ngày: 18/10/2023
Lực lượng quân sự Hwarang trong lịch sử Hàn Quốc tài sắc vẹn toàn đến mức nào?

Lực lượng quân sự Hwarang trong lịch sử Hàn Quốc tài sắc vẹn toàn đến mức nào?

Thời Silla (57 TCN - 935), Hàn Quốc có một lực lượng quân sự đẹp như hoa, tên gọi là Hwarang.

Đăng ngày: 18/10/2023
Tân binh trong quân đội La Mã cổ đại đã được huấn luyện như thế nào?

Tân binh trong quân đội La Mã cổ đại đã được huấn luyện như thế nào?

Các tân binh đã phải trải qua quá trình huấn luyện khắc nghiệt để trở thành " cỗ máy chiến tranh" của Đế chế La Mã cổ đại.

Đăng ngày: 17/10/2023
Alaska Airlines tạo ra loại cà phê vị ngon hơn khi ở trên bầu trời

Alaska Airlines tạo ra loại cà phê vị ngon hơn khi ở trên bầu trời

Với những người nghiện cà phê, thật không còn gì tệ hơn là phải uống một ly cà phê dở, đặc biệt là trong một chuyến bay mệt mỏi. Hãng hàng không Alaska Airlines đã tìm ra giải pháp cho vấn đề này

Đăng ngày: 17/10/2023
Vật liệu nào cứng hơn kim cương?

Vật liệu nào cứng hơn kim cương?

Một số vật liệu như lonsdaleite có thể cứng hơn kim cương nhưng không tồn tại với số lượng lớn hoặc có thể sử dụng rộng rãi.

Đăng ngày: 17/10/2023
Phát hiện bóng ma ở mảng kiến tạo cổ đại biến mất 20 triệu năm trước

Phát hiện bóng ma ở mảng kiến tạo cổ đại biến mất 20 triệu năm trước

Một mảng kiến tạo đã thất lạc từ lâu được mệnh danh là " Pontus" ở Biển Đông có kích thước bằng 1 4 Thái Bình Dương được các nhà khoa học tình cờ phát hiện khi nghiên cứu các tảng đá cổ ở Borneo.

Đăng ngày: 17/10/2023
Khoa học chứng minh: Tung đồng xu không bao giờ có tỷ lệ chính xác 50/50

Khoa học chứng minh: Tung đồng xu không bao giờ có tỷ lệ chính xác 50/50

Các nhà khoa học đã vận dụng một lý thuyết cũ để chứng minh rằng không hề có tỷ lệ 50/50 tuyệt đối khi tung đồng xu.

Đăng ngày: 16/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News