Dragon ghép nối thành công với trạm vũ trụ quốc tế ISS
Ngày 20/4, khoang chứa hàng và vật liệu Dragon của tập đoàn công nghệ thám hiểm không gian tư nhân Mỹ SpaceX đã ghép nối thành công với môđun Harmony của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Dragon được SpaceX phóng lên vũ trụ hôm 18/4 từ căn cứ không quân Cape Canaveral trong sứ mệnh thực thi đợt vận chuyển hàng thứ ba của SpaceX lên ISS.
Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), quá trình ghép nối của Dragon với ISS được thực hiện với sự hỗ trợ của một cánh tay robot dài 17,6m diễn ra trong vùng không gian trên Brazil, cách mặt đất 418km.
Sau khi ghép nối thành công, các hàng hóa trong khoang (gồm thực phẩm, quần áo và các vật dụng phục vụ cho 150 cuộc thử nghiệm trên ISS) sẽ được bốc dỡ. NASA hy vọng khoang chứa hàng sẽ mở cửa thông với ISS vào sáng 21/4.
Tên lửa Falcon 9 rời khỏi bệ phóng mang theo khoang chứa hàng và vật liệu Dragon CRS3 lên ISS. (Nguồn: AFP/TTXVN)
NASA cho biết trong số 150 thử nghiệm khoa học trên ISS có dự án Hệ thống trồng rau mang tên Veggie, thử nghiệm trồng một số loại rau làm salad cung cấp cho các nhà du hành vũ trụ.
Một thử nghiệm khác là tìm hiểu nguyên nhân vì sao hệ miễn dịch của các nhà du hành vũ trụ bị suy yếu trong tình trạng không trọng lượng.
Ngoài ra, NASA cũng đã chuyển phiên bản thử nghiệm của hệ thống viễn thông laser nhằm thử khả năng tăng tốc độ truyền dữ liệu.
Hoạt động cung cấp vật liệu và thiết bị cho ISS nằm trong khuôn khổ hợp đồng trị giá 1,6 tỷ USD đã được SpaceX ký với NASA.
Theo kế hoạch, SpaceX sẽ tiến hành tổng cộng 12 đợt chuyển hàng cho ISS với mỗi khoang chứa khoảng 2,2 tấn hàng hóa, thiết bị.
SpaceX được thành lập năm 2002 và thuộc sở hữu của tỷ phú Internet Elon Musk. Đợt chuyển hàng đầu tiên của SpaceX tiến hành hồi tháng 5/2012, đánh dấu sự kiện lần đầu tiên phi thuyền vũ trụ của một tập đoàn tư nhân tiếp cận thành công với ISS.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
