Drone năng lượng Mặt trời có thể bay cao hơn 21.000m

Mẫu drone có sải cánh 35m có thể ở trong khí quyển hơn một năm, hứa hẹn thay thế drone trên quỹ đạo thấp của Trái đất.

PHASA-35 là mẫu drone do công ty BAE Systems phát triển tại cơ sở ở Warton, Lancashire, có thể bay ở độ cao 21.336m trong 20 tháng. Phương tiện sử dụng năng lượng từ ánh sáng Mặt trời để bay trên không, sạc bộ pin nhỏ vào ban ngày để bay về đêm, cho phép vận hành lâu hơn.

Chiếc drone nặng 150kg có thể chở khối hàng lên tới 15kg bao gồm camera, cảm biến và thiết bị liên lạc, giúp binh lính liên lạc với nhau hoặc cung cấp truy cập internet ở khu vực hẻo lánh trong thiên tai hoặc trường hợp khẩn cấp.

Drone năng lượng Mặt trời có thể bay cao hơn 21.000m
Mô phỏng drone PHASA-35 bay ở tầng bình lưu. (Ảnh: BAE).

BAE Systems cho biết mẫu drone của họ sẽ có sẵn trên thị trường vào giữa thập kỷ này, cung cấp lựa chọn thay thế công nghệ vệ tinh với chi phí phải chăng. Được phát triển tại Anh trong dự án hợp tác với nhóm kỹ sư đến từ SME Prismatic, mẫu drone hoàn thành chuyến bay đầu tiên năm ngoái ở Australia. Đội ngũ kỹ sư đang chuẩn bị cho lần bay tiếp theo ở bình lưu. Đây là cột mốc quan trọng đưa PHASA-35 tiến gần hơn ra thị trường.

Mẫu drone chỉ có thể cất cánh khi gặp điều kiện gió và không khí phù hợp, nhưng do ở trên không trung hơn một năm, nhiều chiếc drone có thể bay cùng lúc và sẵn sàng triển khai khi cần. Tốc độ bay của phương tiện không nhanh lắm, chỉ khoảng 0,3 mét/s nhưng có thể hoạt động ở tầng bình lưu, không bị ảnh hưởng bởi mưa gió và máy bay thương mại, nhờ đó cung cấp tầm quan sát ổn định ở một khu vực trong thời gian dài.

PHASA-35 có thể theo dõi các vùng rừng để phát hiện và kiểm soát đám cháy thông qua mang cảm biến tới khu vực dễ cháy trong nhiều tháng, theo dõi độ ẩm ở cây cối và dự cháy thời điểm đám cháy bùng phát từ trước nhiều tuần. Nếu giảm bớt khối lượng hàng hóa, mẫu drone có thể bay cao hơn và hoạt động như một cụm phát sóng internet trên khu vực rộng.

Nhóm nghiên cứu sẽ mất khoảng 4 năm để hoàn thành các thử nghiệm trước khi thương mại hóa sản phẩm. Họ hy vọng công nghệ pin tích điện và pin năng lượng Mặt trời tiếp tục cải tiến theo thời gian để mẫu drone có thể ở trong không trung lâu hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Airbus thiết kế

Airbus thiết kế "lều cách ly Covid-19" ngay trên máy bay

Để đảm bảo biện pháp phòng dịch Covid-19 tối ưu đối với di chuyển trên không, hãng Airbus đã thiết lập một “lều cách ly” ngay trên khoang máy bay.

Đăng ngày: 25/06/2021
Công nghệ biến mắt kính thông thường thành kính nhìn xuyên đêm tối

Công nghệ biến mắt kính thông thường thành kính nhìn xuyên đêm tối

Thành công vượt bậc có thể ứng dụng trong lĩnh vực quân sự thay thế kính bảo hộ vốn cồng kềnh, tốn điện hoặc có thể trang bị cho cảnh sát trong thực thi nhiệm vụ.

Đăng ngày: 23/06/2021
Airespeeder: Xe đua bay đầu tiên trên thế giới

Airespeeder: Xe đua bay đầu tiên trên thế giới

Xe đua bay đầu tiên trên thế giới mang tên Airespeeder có thể tăng tốc từ 0 lên 100 km/h trong vòng 2,8 giây đã được đưa vào sản xuất trước mùa hè này.

Đăng ngày: 22/06/2021
Giấc mơ siêu vật liệu của các nhà khoa học sẽ sớm thành hiện thực

Giấc mơ siêu vật liệu của các nhà khoa học sẽ sớm thành hiện thực

Giấc mơ tạo ra một loại vật liệu truyền dẫn năng lượng mà không gây hao hụt chưa bao giờ ngơi nghỉ đối với các nhà khoa học.

Đăng ngày: 22/06/2021
Ra mắt máy tính lượng tử thương mại đầu tiên ở châu Âu

Ra mắt máy tính lượng tử thương mại đầu tiên ở châu Âu

Máy tính lượng tử thương mại đầu tiên tại châu Âu đã được ra mắt tại Stuttgart, bang Baden-Württemberg của Đức.

Đăng ngày: 21/06/2021
Israel chế tạo

Israel chế tạo "áo tàng hình", tránh cả radar nhiệt

Công ty Polaris Solutions của Israel vừa công bố một loại “áo tàng hình” được làm từ một loại vật liệu ngụy trang kỹ thuật cao, giúp người mặc tránh được bị theo dõi.

Đăng ngày: 20/06/2021
Đường hầm gió plasma phá hủy mô hình vệ tinh

Đường hầm gió plasma phá hủy mô hình vệ tinh

Một đường hầm gió plasma làm bốc hơi hoàn toàn một mô hình vệ tinh trong video của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA).

Đăng ngày: 19/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News