Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng của TP HCM

Với 6 cống ngăn triều, 8km đê bao ven sông Sài Gòn, dự án được kỳ vọng giải quyết tình trạng ngập cho 570km2 với 6,5 triệu dân TP HCM.


UBND TP HCM vừa phê duyệt dự án "Giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1)" theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) và giao cho tập đoàn tư nhân làm chủ đầu tư với tổng số gần 10.000 tỷ đồng.


Dự án sẽ xây gần 8km kè ở các đoạn xung yếu ven sông Sài Gòn - đoạn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh và 25 cống nhỏ dưới đê - đoạn từ Vàm Thuật đến Mương Chuối.


Dự án cũng có 6 cống kiểm soát triều: Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định. Trong đó, hệ thống cống Mương Chuối vận hành theo nguyên tắc vào mùa mưa khi mực nước thượng lưu lớn hơn mực nước hạ lưu, cửa tiêu nước sẽ được mở và ngược lại.


Vào mùa khô cống sẽ mở cửa tiêu nước khi mực nước thượng lưu lớn hơn hạ lưu và mực nước hạ lưu lớn hơn +0,6m (mực nước thấp nhất cần đảm bảo môi trường sinh thái phía trong cống). Cống sẽ đóng cửa ngăn triều khi mực nước thượng lưu bằng +0,6 m và hạ lưu lớn hơn hoặc bằng +0,6m. Đồng thời, cống sẽ đóng cửa giữ nước khi mực nước hạ lưu nhỏ hơn +0,6m.


Các cống được thiết kế rộng 40-160m, cao trình đáy 3,5-10m. Tàu bè có thể giao thông khi cửa mở hoàn toàn. Trong ảnh là phối cảnh hệ thống cống Bến Nghé.


Phối cảnh hệ thống cống Cây Khô. Nơi này cũng xây dựng nhà quản lý trung tâm cho toàn dự án, hệ thống điều kiển giám sát và thu thập dữ liệu.


Còn dự án cống Phú Định được xây dựng tại các quận 1, 4, 7, 8, huyện Nhà Bè và Bình Chánh, sẽ khởi công ngay trong tháng 12 năm nay và hoàn thành sau 3 năm.


Phối cảnh cống Phú Xuân. Theo chủ đầu tư, khi hoàn thành dự án sẽ giải quyết được nỗi ám ảnh của người dân về tình trạng ngập do triều dâng, giúp chủ động đối phó với biến đổi khí hậu cho vùng lõi với diện tích 570km2, khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP HCM.


Công trình cũng giúp chủ động điều tiết hạ thấp mực nước trong các kênh rạch nhằm cải thiện khả năng tiêu thoát nước của các dự án thoát nước đô thị, góp phần cải tạo cảnh quan và môi trường. Trong ảnh là phối cảnh cống Tân Thuận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble

Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

Đăng ngày: 27/01/2025
10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn

Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

Đăng ngày: 14/01/2025
15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học

Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Đăng ngày: 11/01/2025
Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon

Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon

Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng.

Đăng ngày: 11/01/2025
Chi hơn 4,8 nghìn tỷ xây cầu, Nhật Bản khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình

Chi hơn 4,8 nghìn tỷ xây cầu, Nhật Bản khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình "dốc đứng lên trời" độc nhất vô nhị

Chỉ mất 7 năm, Nhật Bản đã xây xong cây cầu khổng lồ vô cùng nổi tiếng này.

Đăng ngày: 06/09/2024
Tòa nhà siêu thực mô phỏng

Tòa nhà siêu thực mô phỏng "mật mã di truyền" của con người, tùy góc nhìn lại thấy nhiều hình dáng khác nhau

Một kiến trúc sư người Pháp ấp ủ hy vọng tạo ra các công trình tiết kiệm năng lượng và "ăn" khí CO2 đã chính thức thực hiện được giấc mơ này.

Đăng ngày: 17/07/2024
Đập lớn nhất Trung Quốc mạnh ngang 15 lò phản ứng hạt nhân

Đập lớn nhất Trung Quốc mạnh ngang 15 lò phản ứng hạt nhân

Con đập khổng lồ, gây nhiều tranh cãi này được xây dựng trên sông Dương Tử, đoạn thuộc tỉnh Hồ Bắc. Nó được thiết kế để giảm nguy cơ lũ lụt trong mùa mưa bão, cũng như trữ và điều hòa nước trong mùa khô.

Đăng ngày: 29/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News