Dự án nghiên cứu từ trường mặt trời
Các cơ quan hàng không quốc tế đang lên kế hoạch nghiên cứu từ trường mặt trời tại một khu vực hết sức khó quan sát gọi là quyển sắc.
Các chuyên gia quốc tế muốn nghiên cứu quyển sắc của mặt trời
Theo tuyên bố từ NASA, sứ mệnh nghiên cứu từ ký tử ngoại mặt trời (SUMI) sẽ khởi động vào ngày 5/7 tới. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), Cơ quan Không gian châu Âu và Cơ quan Thám hiểm vũ trụ Nhật Bản.
Dù hiện vẫn có thiết bị đo đạc từ trường của mặt trời, sứ mệnh lần này nhằm mục đích quan sát thật kỹ lưỡng từ trường theo từng lớp trên bề mặt mặt trời.
Để đo các từ trường ở quyển sắc, tức lớp thứ hai trong ba lớp khí quyển mặt trời, dày 2.000km, chỉ quan sát được khi nhật thực toàn phần, SUMI sẽ theo dõi ánh sáng tia cực tím phát ra từ hai dạng nguyên tố có trên mặt trời, tức magiê 2 và carbon 4.
Theo NASA, tên lửa mang theo thiết bị sẽ được phóng lên từ bãi White Sands ở New Mexico (Mỹ) lên độ cao khoảng 200 đến 300km, đủ để "thu hoạch" 5 phút dữ liệu.
Tùy thuộc vào sự thành công của lần phóng trên và các sứ mệnh tiếp theo, các chuyên gia sẽ có kết luận cuối cùng về dự án đặt vệ tinh quan sát lên quỹ đạo quanh mặt trời.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vũ trụ có mùi gì?
Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.
