Dự án sưởi năng lượng hạt nhân lớn nhất Trung Quốc
Dự án sưởi năng lượng hạt nhân Hải Dương có công suất 365 MW, phục vụ khu vực rộng 5 triệu m2 và cung cấp nhiệt sạch cho hơn 200.000 người.
Trong những năm qua, Trung Quốc hướng đến chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch và thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm thải khí nhà kính. Một trong những cách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu này là hạn chế sưởi bằng than - một cách giữ ấm phổ biến vào mùa đông ở nước này. Một số tỉnh đã triển khai các dự án sưởi bằng năng lượng hạt nhân để giảm ô nhiễm môi trường và đảm bảo cung cấp năng lượng khi nhiệt độ giảm.
Dự án sưởi bằng năng lượng hạt nhân ở thành phố Hải Dương, tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc. (Ảnh: SPIC)
Dự án sưởi năng lượng hạt nhân Hải Dương sử dụng nhiệt sinh ra từ năng lượng hạt nhân và đang làm ấm thành phố không carbon đầu tiên của Trung Quốc, CGTN hôm 20/11 đưa tin. Theo Tập đoàn Đầu tư Điện lực Nhà nước (SPIC), hệ thống sưởi mới đi vào hoạt động tuần trước tại thành phố Hải Dương, tỉnh Sơn Đông.
Là dự án sưởi hạt nhân lớn nhất Trung Quốc, dự án sưởi năng lượng hạt nhân Hải Dương có công suất 365 MW, chiếm 92,8% tổng công suất sưởi hạt nhân của nước này, phục vụ khu vực rộng 5 triệu m2 và cung cấp năng lượng sạch cho hơn 200.000 cư dân. Quá trình thử nghiệm dùng hơi nước từ năng lượng hạt nhân để sưởi ấm mùa đông ở Hải Dương bắt đầu vào năm 2019 với sự tham gia của 7.000 hộ gia đình.
Tổ máy số 1 của Nhà máy Hạt nhân Hải Dương là tổ máy đồng phát (sản xuất đồng thời điện năng và năng lượng khác, ví dụ như nhiệt) lớn nhất thế giới, theo Công ty Điện hạt nhân Sơn Đông - công ty con của SPIC, đồng thời là chủ sở hữu nhà máy. Nó đã thay thế 12 nồi hơi đốt than và dự kiến giúp giảm 180.000 tấn khí thải CO2, 1.188 tấn SO2 và 1.123 tấn NO mỗi mùa sưởi.
Trong Kế hoạch 5 năm (FYP) lần thứ 14 (2021-m2025) cho hệ thống năng lượng, Trung Quốc kêu gọi sử dụng năng lượng hạt nhân rộng rãi hơn để sưởi ấm các khu dân cư, khu công nghiệp, và khử mặn nước biển, giúp không khí sạch hơn, giảm khí thải nhà kính, ngăn chặn tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Trung Quốc từng dựa vào các nồi hơi nhỏ, phi tập trung và chủ yếu dùng than để cung cấp nhiệt trong mùa đông, hiệu suất nhiệt thấp và lãng phí năng lượng. Là một dạng nhiệt xanh và sạch, nhiệt từ năng lượng hạt nhân đang đóng vai trò quan trọng giúp giảm phát thải CO2 và đảm bảo an ninh năng lượng.
Tại quận Hải Diêm, tỉnh Chiết Giang, dự án thử nghiệm sưởi hạt nhân đầu tiên ở miền nam Trung Quốc đang được phát triển, công suất 15,6 MW. Sau khi hoàn thành vào cuối giai đoạn FYP 14, dự án sẽ cung cấp nhiệt cho khu vực rộng 4 triệu m2, tiết kiệm 24.600 tấn than tiêu chuẩn hàng năm.
Trong khi đó, mạng lưới hệ thống sưởi ấm dân cư của Nhà máy điện hạt nhân Hongyanhe đã chính thức đi vào hoạt động ở tỉnh Liêu Ninh, công suất 12,77 MW. Mạng lưới dự kiến giúp giảm khoảng 5.700 tấn than tiêu thụ và 14.000 tấn khí thải CO2 mỗi năm.

Trung Quốc tặng "Mặt trời nhân tạo" cho Thái Lan
Lò phản ứng nhiệt hạch tokamak nặng hơn 84 tấn do Trung Quốc phát triển dự kiến được vận chuyển tới Thái Lan vào giữa tháng 12.

Trung Quốc hoàn thành cụm kính viễn vọng lớn nhất thế giới
Cụm kính viễn vọng vô tuyến gồm 313 ăng ten hứa hẹn trở thành công cụ mạnh giúp giới nghiên cứu khám phá những bí ẩn về Mặt Trời.

Trung Quốc chi gần 50 triệu đô xây kính viễn vọng lớn chưa từng có để "thay đổi thời gian" của cả thế giới
Kính viễn vọng vô tuyến Kinh Đông (JRT) trị giá 350 triệu NDT (48 triệu USD) sẽ được đặt ở vùng núi thuộc tỉnh Vân Nam, miền nam Trung Quốc.

Trung Quốc tiết lộ siêu dự án điện gió lớn nhất thế giới
Một trang trại điện gió với công suất 43,3 gigawatt sẽ được lắp đặt cách xa bờ biển Trung Quốc hơn 72km trước năm 2025.

Dubai xây dựng thư viện điện tử hoành tráng nhất thế giới
Một trong những điểm tham quan mới, thú vị nhất ở Dubai chính là thư viện Mohammed Bin Rashid.

Hé lộ đại công trường xây dựng thành phố thẳng dài 170km
Thước phim quay từ trên cao cho thấy quy mô đồ sộ của The Line, dự án thành phố thẳng xuyên sa mạc của Arab Saudi.
