Dự án xây căn cứ dạng module dưới biển sâu 200m

Tổ chức nghiên cứu DEEP của Anh lên kế hoạch xây dựng căn cứ dạng module dưới biển mang tên Sentinel, dự kiến mở cửa năm 2027.


Mô phỏng căn cứ Sentinel dưới biển. (Video: DEEP)

Sentinel có dạng module, dự kiến gồm nhà ở, phòng thí nghiệm nghiên cứu và đài quan sát dưới đáy biển, Design Boom hôm 11/9 đưa tin. Căn cứ cho phép các nhà khoa học sống dưới nước ở độ sâu 200 m trong tối đa 28 ngày, tạo điều kiện cho họ nghiên cứu kỹ lưỡng hơn các thềm lục địa. Các nhà khoa học có thể quan sát, theo dõi chặt chẽ và hiểu rõ hơn về đại dương cũng như sinh vật biển khi dự án đi vào hoạt động.

Địa điểm xây dựng căn cứ dự kiến nằm giữa khu vực tây nam nước Anh và xứ Wales. Nơi này được chọn vì địa hình thích hợp, nước trong và nằm gần một số công ty chuyên về kỹ thuật hàng hải, lặn, áp suất cao và tàu lặn.

Các chuyên gia sẽ xây dựng Sentinel bằng cánh tay hàn robot, áp dụng một công nghệ tương tự in 3D với vật liệu là kim loại, nhờ đó công trình có khả năng chịu áp lực cực cao. Hệ thống module có thể thích ứng, tùy chỉnh và thay đổi bố trí một cách linh hoạt. Mỗi module có đường kính 6 m, chiều rộng xấp xỉ thân máy bay Boeing 777 và có khả năng phục vụ 6 người.

Dự án xây căn cứ dạng module dưới biển sâu 200m
Căn cứ cho phép các nhà khoa học sống dưới nước ở độ sâu 200m trong tối đa 28 ngày.

DEEP đã thành lập học viện riêng nhằm đào tạo thợ lặn. Họ sẽ giúp vận chuyển các cấu trúc từ đất liền xuống nước, đồng thời chỉ dẫn các hoạt động dài hạn của Sentinel.

Hệ thống điện Sentinel được xây dựng bằng cấu trúc lưới điện vi mô tích hợp với phao liên lạc vệ tinh của DEEP và nguồn điện tái tạo. Nhóm chuyên gia tại DEEP cũng đang nghiên cứu một lò phản ứng sinh học quy mô lớn để xử lý toàn bộ chất thải.

"Chúng ta cần bảo tồn các đại dương. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu chúng", Steve Etherton, một lãnh đạo tại DEEP, cho biết. Thông qua việc nghiên cứu đại dương, DEEP nhắm tới những cơ hội và giải pháp trong nghiên cứu dược phẩm, thu giữ carbon và các loại thuốc cải tiến.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trang trại nổi biến nước biển thành nước ngọt

Trang trại nổi biến nước biển thành nước ngọt

Hệ thống tự vận hành bằng năng lượng mặt trời có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt đang gia tăng trên toàn cầu.

Đăng ngày: 12/09/2023
Trung Quốc xây máy gia tốc hạt trị giá 618 triệu USD

Trung Quốc xây máy gia tốc hạt trị giá 618 triệu USD

Các nhà khoa học Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng một máy gia tốc hạt mới nhằm thử nghiệm Mô hình chuẩn của vật lý hạt theo cách chi tiết chưa từng thấy.

Đăng ngày: 10/09/2023
Nhà máy hydro xanh lớn nhất Trung Quốc đi vào hoạt động

Nhà máy hydro xanh lớn nhất Trung Quốc đi vào hoạt động

Nhà máy của Sinopec ở Tân Cương sử dụng điện Mặt trời để sản xuất 10.000 tấn hydro/năm trong giai đoạn đầu và sẽ tăng dần lên 20.000 tấn hydro/năm.

Đăng ngày: 05/09/2023
Arab Saudi sẽ xây kênh đào 11km xuyên sa mạc

Arab Saudi sẽ xây kênh đào 11km xuyên sa mạc

Kênh đào dài 11 km và rộng 100 m sẽ là kênh đào đầu tiên được xây tại Arab Saudi, phục vụ nhu cầu đi lại và giải trí cho người dân.

Đăng ngày: 04/09/2023
Hàng loạt kính thiên văn quan trọng của thế giới

Hàng loạt kính thiên văn quan trọng của thế giới "đứng hình" vì tin tặc

Theo trang Science.org, kể từ đầu tháng 8, một 'sự cố mạng' làm gián đoạn hoạt động trung tâm NSF (Tổ chức Khoa học quốc gia Mỹ), có nhiệm vụ điều phối các kính thiên văn quốc tế.

Đăng ngày: 25/08/2023
Hầm cao tốc dài nhất Trung Quốc xây bằng khiên đào

Hầm cao tốc dài nhất Trung Quốc xây bằng khiên đào

Trung Quốc đào hầm cao tốc mới dài 7,4km ở Bắc Kinh hôm 21/8, dự kiến gồm 6 làn xe chạy hai chiều.

Đăng ngày: 23/08/2023
Kế hoạch xây thành phố thông minh 100.000 cư dân

Kế hoạch xây thành phố thông minh 100.000 cư dân

Oman hé lộ kế hoạch xây thành phố thông minh Sultan Haitham rộng 14,8km2, tương đương Beverly Hills nhưng có dân số gấp ba lần, ven thủ đô Muscat.

Đăng ngày: 22/08/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News