Dự án xây dựng cơ sở lượng tử lớn nhất Mỹ

Công ty điện toán lượng tử PsiQuantum hôm 25/7 thông báo hợp tác với bang Illinois để xây dựng cơ sở lượng tử rộng khoảng 28.000m2.

Cơ sở lượng tử lớn nhất tại Mỹ của PsiQuantum dự kiến có một máy tính lượng tử chứa một triệu qubit trong 10 năm tới. Hiện tại, máy tính lượng tử lớn nhất mới chỉ có khoảng 1.000 qubit. Trong khi đó, giới chuyên gia cho rằng máy tính lượng tử cần một triệu qubit hoặc hơn để có thể hoạt động một cách thiết thực. Lý do cần số lượng qubit khổng lồ như vậy là chúng vốn dễ bị lỗi, do đó, cần rất nhiều qubit để sửa những lỗi đó.

Dự án xây dựng cơ sở lượng tử lớn nhất Mỹ
Mô phỏng cơ sở lượng tử của PsiQuantum. (Ảnh: Lamar Johnson Collaborative)

Máy tính lượng tử hứa hẹn thực hiện được nhiều loại nhiệm vụ, từ lĩnh vực y dược đến mật mã, với tốc độ kỷ lục. Các công ty đang sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để phát triển máy tính lượng tử và tăng quy mô cho chúng. Ví dụ, Google và IBM tạo ra qubit từ vật liệu siêu dẫn. IonQ tạo ra qubit bằng cách dùng trường điện từ bẫy các ion. Trong khi đó, PsiQuantum phát triển qubit từ photon.

Một lợi ích lớn của máy tính lượng tử photon là khả năng hoạt động ở nhiệt độ cao hơn so với các hệ thống siêu dẫn. Photon không mang nhiệt và không có nhiễu điện từ, theo Pete Shadbolt, đồng sáng lập kiêm giám đốc khoa học của PsiQuantum. Điều này giúp việc thử nghiệm công nghệ trong phòng thí nghiệm trở nên rẻ và đơn giản hơn.

Máy tính lượng tử photon có nhu cầu làm lạnh ít hơn, giúp tiết kiệm năng lượng và dễ tăng quy mô hơn. Máy tính của PsiQuantum không thể hoạt động ở nhiệt độ phòng vì cần các máy dò siêu dẫn để định vị photon và sửa lỗi. Nhưng chúng chỉ cần được làm lạnh đến vài độ K, hay thấp hơn -267,8 độ C một chút. Mức nhiệt này rất thấp, nhưng vẫn cao hơn và dễ đạt được hơn so với mức cần thiết cho các hệ thống siêu dẫn.

PsiQuantum không phát triển các máy tính lượng tử quy mô nhỏ mà hướng đến sản xuất và thử nghiệm các "hệ thống trung gian" bao gồm chip, tủ máy và máy dò photon siêu dẫn. Một phần nguyên nhân là các thiết bị nhỏ hơn không thể sửa lỗi đầy đủ và hoạt động ở mức giá thực tế.

PsiQuantum không chia sẻ về lịch trình chính xác của dự án Illinois. Tuy nhiên, công ty lên kế hoạch khởi công xây dựng một cơ sở tương tự ở Brisbane, Australia vào năm 2025 và dự kiến cơ sở này bắt đầu hoạt động năm 2027. "Chúng tôi trông đợi cơ sở Chicago sẽ đi vào hoạt động tiếp sau đó", công ty cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhà máy điện lò phản ứng thorium đầu tiên trên thế giới

Nhà máy điện lò phản ứng thorium đầu tiên trên thế giới

Trung Quốc lên kế hoạch khởi công xây dựng nhà máy điện lò phản ứng muối nóng chảy đầu tiên trên thế giới vào năm sau trên sa mạc Gobi.

Đăng ngày: 29/07/2024
Nét độc đáo của đài thiên văn cổ xưa nổi tiếng nhất thế giới

Nét độc đáo của đài thiên văn cổ xưa nổi tiếng nhất thế giới

Đài thiên văn Jantar Mantar là tên gọi của thiết bị thiên văn cổ xưa vô cùng độc đáo tọa lạc ở thành phố Jaipur, tiểu bang Rajasthan của Ấn Độ.

Đăng ngày: 28/07/2024
Trạm sạc điện gió ngoài khơi đầu tiên trên thế giới

Trạm sạc điện gió ngoài khơi đầu tiên trên thế giới

Trạm sạc tại trang trại điện gió Nobelwind cung cấp trực tiếp điện sạch từ các turbine gió cho tàu thuyền, giúp giảm tác động đến môi trường.

Đăng ngày: 26/07/2024
Tìm hiểu Nghĩa trang Mai Dịch - nơi an nghỉ của các lãnh đạo cấp cao

Tìm hiểu Nghĩa trang Mai Dịch - nơi an nghỉ của các lãnh đạo cấp cao

Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội) được xây dựng từ năm 1956 với tổng diện tích là 5,9 ha, là nơi an nghỉ của nhiều lãnh đạo cấp cao và những người có đóng góp to lớn cho đất nước.

Đăng ngày: 24/07/2024
Nga hé lộ lịch trình xây dựng trạm vũ trụ mới

Nga hé lộ lịch trình xây dựng trạm vũ trụ mới

Module đầu tiên của Trạm Dịch vụ Quỹ đạo Nga (ROSS), quay quanh Trái Đất ở độ cao khoảng 400km, dự kiến phóng lên quỹ đạo năm 2027.

Đăng ngày: 24/07/2024
Trung Quốc thử nghiệm lò phản ứng hạt nhân chống sự cố nóng chảy

Trung Quốc thử nghiệm lò phản ứng hạt nhân chống sự cố nóng chảy

Thử nghiệm đầu tiên với lò phản ứng hạt nhân tự làm mát trong trường hợp khẩn cấp thành công, chứng minh có thể xây nhà máy điện hạt nhân không có rủi ro nóng chảy.

Đăng ngày: 23/07/2024
Chỉ có thể là Trung Quốc: Đưa công nghệ độc lạ lên tầm cao mới, lắp 30.000 tấm gương có thể “đuổi theo” Mặt trời

Chỉ có thể là Trung Quốc: Đưa công nghệ độc lạ lên tầm cao mới, lắp 30.000 tấm gương có thể “đuổi theo” Mặt trời

Một công ty điện lực Trung Quốc đang tiên phong trong công nghệ đầu tiên trên thế giới bằng cách kết hợp hai tháp thu nhiệt để tăng hiệu suất.

Đăng ngày: 19/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News