Dự báo 6 vụ va chạm lớn giữa sao chủ và ngôi sao của chúng trong dải Ngân hà

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện một số hành tinh lạ, xoay quanh sao chủ với tốc độ đáng kinh ngạc.

Với kính thiên văn Kepler, các nhà khoa học tìm thấy sáu hành tinh có thời gian hoàn thành quỹ đạo bay dưới 12 giờ, thậm chí một số hành tinh bay quanh sao chủ chỉ mất khoảng 4 giờ. Sau khi phát hiện này được kiểm định, đây sẽ là những hành tinh gần nhất với sao chủ từng được biết đến. Jackson của viện khoa học Carnegie, đã trình bày phát hiện này tại cuộc họp hàng năm của hiệp hội thiên văn mỹ được tổ chức tại Denver.

Hầu hết các hành tinh khí có chu kỳ quỹ đạo chỉ một vài ngày đều không tồn tại ổn định. Nguyên nhân là do ảnh hưởng lực hấp dẫn của các hành tinh xung quanh làm thay đổi quỹ đạo của nó. Trái lại, các hành tinh đá hoặc băng lại khá bền vững. Nhưng với quỹ đạo ngắn, và kích thước nhỏ, dưới ảnh hưởng lực hấp dẫn của sao chủ và lực hút của các hành tinh lân cận, quỹ đạo của chúng sẽ ngày càng thu nhỏ bán kính. Chúng có thể tiến sát đến bề mặt sao chủ, và thậm chí có thể bay trượt trên bề mặt sao chủ.

Phát hiện này nằm trong dự án săn hành tinh của NASA. Những hành tinh có kích thước chỉ khoảng vài lần trái đất thường có chu kì quỹ đạo ngắn, và dễ dàng phát hiện bởi các kính thiên văn vũ trụ, cũng là mục tiêu lý tưởng cho các vệ tinh khảo sát (TESS). TESS sẽ tập trung vào việc tìm kiếm các hành tinh có kích thước cỡ Trái đất có tiềm năng hỗ trợ sự sống.

Bổ sung cho vệ tinh, kính thiên văn Kepler sẽ được sử dụng để nhìn sâu vào không gian, đóng vai trò định hướng tìm các vệ tinh xung quanh. Từ khi đi vào hoạt động, kính thiên văn Kepler đã tìm thấy hơn 3.500 vật thể có thể là hành tinh. Các nhà khoa học hy vọng rằng, sau khi kiểm định, hơn 90% trong số những phát hiện này sẽ được xác nhận là hành tinh.

Dự án trị giá 600,000,000 USD này được đưa ra trong năm 2009, nhưng bất ngờ bị gián đoạn vào đầu năm nay do bánh xe phản ứng của Kepler, có chức năng duy trì vị trí của tàu vũ trụ trong không gian, không còn chỉ đúng hướng. NASA hy vọng sẽ khởi động lại chương trình săn tìm hành tinh mới trong năm 2017.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News