Dự đoán tuổi thọ thông qua chỉ số máu

Các nhà nghiên cứu phân tích 3 chỉ số lâm sàng về miễn dịch và viêm nhiễm để dự đoán nguy cơ tử vong cùng tuổi thọ bệnh nhân. 

Nhóm nghiên cứu thuộc Phòng khám Cleveland và Trung tâm Y tế Bệnh viện Đại học Cleveland hôm 3/12 cho biết đã khảo sát và phân tích dữ liệu hơn 31.000 người trong vòng 12 năm. Họ xem xét ba yếu tố chính trong chỉ số máu gồm: lượng tế bào lympho (bạch cầu), phạm vi phân phối hồng cầu và nồng độ protein phản ứng C (CRP).

Kết quả cho thấy có mối liên hệ giữa số lượng tế bào lympho và tỷ lệ tử vong. Mối tương quan này không phụ thuộc vào tuổi tác hay các yếu tố lâm sàng khác.

Dự đoán tuổi thọ thông qua chỉ số máu
Chỉ số máu có thể giúp dự đoán tuổi thọ của bệnh nhân. (Ảnh: Frolicsompl).

Để xác định dấu ấn sinh học ở những người có nguy cơ cao tử vong, nhóm nghiên cứu tính số lượng bạch cầu trong mẫu máu của bệnh nhân. Bạch cầu giảm khi nồng độ tế bào lympho thấp. Số lượng tế bào lympho thấp là dấu hiệu đặc trưng của những ca tử vong do bệnh tim, ung thư và nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả cúm và viêm phổi. 

Do đó, kết hợp cả ba chỉ số trên giúp các nhà nghiên cứu lập một hồ sơ về nguy cơ tử vong của bệnh nhân. Theo đó, người có nguy cơ tử vong thấp thường sống lâu hơn 10 năm so với người nguy cơ cao.

  • Tế bào lympho là tế bào bạch cầu, gồm 2 loại là lympho B và lympho T đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Các tế bào này được tạo ra trong tủy xương và lưu thông trong máu, mô bạch huyết. Các tế bào phối hợp với nhau để bảo vệ cơ thể khỏi các sinh vật lạ, như vi khuẩn, virus và tế bào ung thư.
  • Độ rộng của phân bố hồng cầu (red blood cell distribution width -RDW), cho thấy khả năng của cơ thể tạo ra và duy trì một quần thể hồng cầu khỏe mạnh.
  • Protein phản ứng C (CRP) là một chất phản ứng không đặc hiệu, thuộc pha cấp tính để chẩn đoán các bệnh nhiễm vi khuẩn và rối loạn viêm, ví dụ sốt dạng thấp hay viêm khớp dạng thấp.

Đây là các chỉ số quan trọng đối với sức khỏe con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Não các nhà khoa học

Não các nhà khoa học "co" lại sau chuyến thám hiểm Nam Cực

Sau 14 tháng làm việc ở Nam Cực, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đức phát hiện ra vùng hải mã của não mình bị nhỏ đi 7.

Đăng ngày: 06/12/2019
Củ cải ngon bổ tới mấy cũng thành thuốc độc khi kết hợp với những thực phẩm này

Củ cải ngon bổ tới mấy cũng thành thuốc độc khi kết hợp với những thực phẩm này

Được coi là nhân sâm trắng mùa đông, nhưng khi ăn củ cải trắng bạn nên tránh ăn cùng những thực phẩm sau.

Đăng ngày: 06/12/2019
Nhuộm và duỗi tóc dễ gây ung thư vú

Nhuộm và duỗi tóc dễ gây ung thư vú

Duỗi tóc làm tăng 30% nguy cơ ung thư vú mọi màu da, nhuộm tóc làm tăng 60% nguy cơ đối với phụ nữ da đen.

Đăng ngày: 06/12/2019
Cặp đồng tính cùng mang thai một em bé

Cặp đồng tính cùng mang thai một em bé

Đôi đồng tính nữ sống tại Nottinghamshire, trở thành hai bà mẹ đầu tiên trên thế giới cùng trải qua quá trình mang thai đứa con của họ.

Đăng ngày: 05/12/2019
Thực phẩm “giải độc” tác dụng như thế nào?

Thực phẩm “giải độc” tác dụng như thế nào?

Cơ thể của chúng ta đầy nguy cơ nhiễm chất độc: nội sinh trong cơ thể từ quá trình chuyển hóa tế bào và ngoại sinh do môi trường ô nhiễm. Khi được giải độc và tẩy sạch, cơ thể sẽ hoạt động hiệu quả và ít trục trặc, bệnh tật hơn.

Đăng ngày: 05/12/2019
90% sản phẩm dùng cho trang điểm bị nhiễm vi khuẩn có hại

90% sản phẩm dùng cho trang điểm bị nhiễm vi khuẩn có hại

9 trong số 10 sản phẩm mỹ phẩm hiện đang được sử dụng phổ biến đều bị nhiễm siêu vi khuẩn có khả năng gây hại, bao gồm E. coli và Staphylococci. Các chất làm đẹp, mascara và son bóng có chứa hàm lượng vi khuẩn cao nhất.

Đăng ngày: 05/12/2019
Sự thật đằng sau căn bệnh

Sự thật đằng sau căn bệnh "hàm bạnh" ám ảnh Hoàng tộc châu Âu suốt 4 thế kỷ

Các thành viên trong gia tộc Habsburg hầu như đều mắc phải hội chứng này, khi hàm của họ bạnh ra cực kỳ lớn, gây khó khăn trong quá trình ăn uống.

Đăng ngày: 05/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News