Du hành vũ trụ làm người ta xấu đi

Một công trình nghiên cứu mới cho biết: Nếu sống dài ngày trên vũ trụ, nhà du hành sẽ lùn đi, béo lên và… hói hơn.

Dường như các bộ phim khoa học viễn tưởng đều có ý nói rằng một ngày nào đó ai cũng có mặt trên vũ trụ, chẳng những các gã đàn ông dịu dàng và bảnh trai mà cả các nàng thiếu nữ cân đối và cương nghị. Đúng thôi, vì thế người ta mới gọi những bộ phim như thế này là “viễn tưởng”. Sự thật thì những nhà du hành vũ trụ trở về trong những cuộc du hành có thời hạn nếu bạn chú ý quan sát thì họ đều là những người có dáng vẻ vụng về, chậm chạp, húp híp và chẳng có gì là lanh lợi, hoạt bát. 

Sống trong không gian vũ trụ chẳng ai cảm nhận được mình sẽ thay đổi như thế nào. Có lẽ việc này dành cho robot thì hợp hơn. (Ảnh từ phim hoạt hình của hãng Walt Disney)

Nhà thiên văn học Lewis Dartnel đã hình dung ra là sống trong tình trạng không trọng lượng ngoại hình người ta bị biến đổi một cách kém hấp dẫn nhất.

Theo thông báo tuyển người gần đây của NASA, họ tuyển những kẻ “đại lãn”, những người làm việc nằm (pillownaut), thậm chí con sâu ngủ (sleeper-in-chief), chỉ thích nằm trên giường hàng tháng trong suốt thời gian thử nghiệm tình trạng không trọng lượng tác động thế nào lên cơ thể người. Và kết quả thì chẳng đáng vui vẻ chút nào.

Sống triền miên trong tình trạng lơ lửng trong không gian, chẳng cần chút động chân động tay nào, các cơ bắp teo lại một cách nhanh chóng. Xương bị xốp đi khiến cơ thể trở nên giòn và dễ gãy. Sự phát triển của hệ tuần hoàn phải thích nghi với trọng trường, máu bắt đầu “ngại” chuyển đến những chỗ khó đến như đầu chẳng hạn. Điều này làm nhà du hành bị đau đầu khủng khiếp, bị xung huyết mãn tính và đến một lúc nào đó, đầu to ra một cách kỳ lạ. 

Một ứng viên trong chương trình tuyển người của NASA (Ảnh: popsci)

Nếu chuyến du hành kéo dài hàng thế hệ thì kết quả còn tồi tệ hơn. Cơ bắp và xương cốt không phát triển “đúng quy luật” nữa, làm những đứa con của không gian lùn tì và béo ị. Sống trong môi trường bầu khí quyển bị lọc rất kỹ và dưới sự khống chế chặt chẽ từng thông số, chẳng cần mái tóc mọc dày trong quá trình tiến hoá để giữ cho thân thể ấm áp, và bảo vệ cho cái đầu mỗi khi va chạm, tóc không thèm mọc nữa.

Cuối cùng thì thế này: cơ thể người không phải được tạo hoá thiết kế để du hành vũ trụ, nên chúng ta phải tìm cách vượt qua những khó khăn của hoàn cảnh. Có lẽ các bữa ăn của chúng ta phải thêm các thành phần để xương cốt khỏi bị loãng. Có lẽ chúng ta phải tạo ra trong không gian chật hẹp của con tàu một trọng trường nhân tạo để đầu khỏi bị phồng lên như một trái bóng. Có lẽ chúng ta phải có những quy định luyện tập hàng ngày với máy móc để các cơ bắp không teo lại.

Chúng ta phải tìm mọi biện pháp để khắc phục hoàn cảnh nếu không thì trong tương lai chúng ta sẽ trở nên dị dạng, trông cực kỳ xấu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News