Dụ mối bằng chất "ngon hơn gỗ"

Hợp chất Requiem được chứng minh là “ngon hơn cả gỗ” khiến mối lầm tưởng là thức ăn và tha về tổ thay vì tiếp tục khoét gỗ. Vì thế, chất này được sử dụng để làm bẫy mối rất hiệu quả cho các công trình lớn hiện nay.

Hệ thống kiểm soát và bẫy mối Exterra là một công nghệ của Mỹ, cho phép kiểm soát và tiêu diệt mối ngay từ bên ngoài công trình. Bằng cách tạo một hàng rào bảo vệ từ trong lòng đất, thu hút mối nhờ hạt Focus, mối sẽ bị dẫn dụ vào các trạm nhử xung quanh công trình. Lúc này, hợp chất Requiem sẽ được thêm vào. Được chứng minh là “ngon hơn cả gỗ”, mối sẽ ngừng tấn công các thanh gỗ bạch đàn trong trạm mà chuyển sang tiêu thụ loại mồi này và đem về tổ để nuôi mối chúa.

Dần dần, cả tổ mối sẽ bị tiêu diệt. Khác với các phương pháp truyền thống, đa phần là sử dụng hóa chất để phun tẩm nền công trình trước xây dựng, đào rãnh bơm hóa chất xuống nền đối với công trình đã hoàn thiện hoặc rắc hóa chất để tiêu diệt và xua đuổi mối khi thấy dấu hiệu phá hoại của chúng trong công trình, hệ thống Exterra cho phép chủ đầu tư giữ được sự chủ động, linh hoạt trong công tác phòng trừ và xử lí đồng thời tránh được những rủi ro có thể phát sinh khi sử dụng quá nhiều hóa chất phun tẩm.

Ngoài ra, hệ thống Exterra với những trạm đường kính lên đến 30cm. Đây được coi như trạm có kích thước lớn nhất, đem lại hiệu quả cao nhất trong việc thu hút mối. Hiệu quả này đã được kiểm chứng bởi nhiều tổ chức độc lập từ Australia, Mỹ, Singapore, Thái Lan…. Bên cạnh đó, được thiết kế độc đáo và tiện dụng, việc lắp đặt và theo dõi cũng vô cùng dễ dàng, nhanh chóng, không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt xung quanh. Vì thế, ngày càng nhiều các công trình cao cấp trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã bắt đầu đưa vào ứng dụng công nghệ mới này để bảo vệ công trình của họ.

Ông Quách Văn Trưởng, đại diện Fusion Maia resort (Đà Nẵng), cho biết: "Với kiến trúc đa phần làm từ gỗ như hiện nay, ngay từ giai đoạn thi công, chúng tôi đã tiến hành chống mối cho công trình. Nhưng với địa hình và khí hậu khá đặc thù của miền Trung, cộng thêm phần thổ nhưỡng có nguồn gốc là các rừng phi lao phá đi trước xây dựng, chỉ một thời gian ngắn sau khi xử lý, mối đã ồ ạt tấn công trở lại. Nghiêm trọng hơn, vào mùa mưa, mùa giao phối của mối, mối cánh theo ánh đèn bay vào các khu resort khiến công tác phòng và trừ mối càng trở nên khó kiểm soát”.

Sau khi nghiên cứu, Fusion Maia resort dùng hệ thống kiểm soát và bẫy mối Exterra để bảo vệ công trình và đạt được hiệu quả như mong đợi. Ngoài ra, nhiều các công trình văn hóa khác như chùa Thiên Đức (Hội An), dinh Độc Lập (TP HCM), nhà hát Minh Khiêm (Huế)..., các khu resort và biệt thự cao cấp, đặc biệt là tại khu vực miền Trung, cũng đã tiến hành lắp đặt hệ thống tiên tiến này.

Ông Nguyễn Khắc Niệm, Phó giám đốc khu Resort Six Senses Ninh Vân cũng cho rằng: “So với việc trị mối và tu sửa các cấu kiện gỗ do mối tấn công, "phòng bệnh" bằng hệ thống Exterra là một sự đầu tư hợp lý, thậm chí còn kinh tế và hiệu quả hơn so với một số phương pháp khác và so với tổng giá trị công trình nói chung”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News