Dubai biến rác thải thực phẩm thành phân bón tăng màu mỡ đất

Một công ty tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) có tên Reloop đang thu gom rác thải thực phẩm từ nhà bếp của khách sạn ở Dubai và biến nó thành phân bón.

Reloop, ra mắt từ năm 2021, chuyên giúp các ngành công nghiệp ở UAE xử lý rác thải thực phẩm thay vì đưa chúng ra bãi rác.

“Chúng tôi đã đưa hơn một triệu kg rác thải thực phẩm khỏi các bãi chôn lấp. Và con số đó tương đương hơn 1.200.000kg khí thải carbon”, ông Youssef Chehade, đồng sáng lập của Reloop, cho biết.

Dubai biến rác thải thực phẩm thành phân bón tăng màu mỡ đất
Rác thải thực phẩm là vấn đề nhức nhối chung trên toàn cầu. (Ảnh: dailynews.com).

Theo ông Chehade, cho đến nay, hơn 100 khách sạn và nhà hàng đang hợp tác chuyển giao rác thải thực phẩm cho Reloop.

Sau khi thu gom và phân loại, rác thải thực phẩm sẽ được đưa đến Tadweer Waste Treatment LLC - một tập đoàn được chính phủ chứng nhận. Tadweer Waste Treatment LLC sở hữu cơ sở sản xuất phân bón. Tại đây, rác thải thực phẩm được trộn với rác cỏ cây và sàng lọc.

Sau đó, mất 12 tuần để hỗn hợp này hoàn thiện quá trình ủ phân tự nhiên để trở thành “vàng nâu”.

Khâu cuối cùng là các bao phân bón thành phẩm được đưa đến các nông trại khắp UAE. Người nông dân sử dụng chúng để tăng độ màu mỡ cho đất.

Ông Youssef Chehade phân tích: “Nếu chúng ta nhìn vào ngành nông nghiệp, một trong những thách thức chính là đất đai, và 90% đất và phân bón tại UAE được nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi ở đây chúng tôi có thể sản xuất phân hữu cơ và đất giàu dinh dưỡng từ rác thải thực phẩm. Rác thải thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và thực sự cải thiện cấu trúc đất mà chúng ta có. Như bạn biết, chúng ta sống trong sa mạc cát và có thể biến nó thành một môi trường giàu dinh dưỡng để canh tác, giúp ngành nông nghiệp đồng thời bảo vệ và cải thiện an ninh lương thực cho đất nước”.

Ông Hamad Khalfan al-Mutawa, chủ một trang trại địa phương ở vùng Hatta của Dubai, cho biết: “Một trong những thành phần quan trọng nhất trong hệ thống thực phẩm là sự hiện diện của phân bón hữu cơ tự nhiên”.

Vào năm 2023, UAE đã công bố kế hoạch hành động hướng đến năm 2030 giảm 50% lãng phí thực phẩm và rác thải trong nước bằng cách tạo ra các chuẩn mực xã hội mới, nhân rộng các biện pháp thực hành tốt và tạo điều kiện cho các chính sách.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường đi bộ đầu tiên trên thế giới xây từ bê tông cà phê

Đường đi bộ đầu tiên trên thế giới xây từ bê tông cà phê

Các nhà khoa học tận dụng chất thải cà phê xay để làm than sinh học, thay thế cát sông trong bêtông và xây đường đi bộ ở Gisborne.

Đăng ngày: 02/06/2024
Thềm băng lớn nhất ở Nam Cực đang hoạt động kỳ lạ

Thềm băng lớn nhất ở Nam Cực đang hoạt động kỳ lạ

Theo trang SciTechDaily, hoạt động của suối băng đã khiến thềm băng Ross ở Nam Cực đột ngột dịch chuyển.

Đăng ngày: 31/05/2024
Khoan sâu 3.200m, tìm thấy vật thể 50.000 năm tuổi

Khoan sâu 3.200m, tìm thấy vật thể 50.000 năm tuổi "tiên tri" điều nhức nhối nhất về tương lai nhân loại

Các nhà khoa học từ Đại học Bang Oregon đã xác định tốc độ tăng CO2 tự nhiên trên Trái đất hiện tại đang nhanh nhất trong 50.000 năm qua.

Đăng ngày: 30/05/2024
Xảy ra động đất 3,5 độ richter ở Lục Yên, Yên Bái

Xảy ra động đất 3,5 độ richter ở Lục Yên, Yên Bái

Trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M) xảy ra tại huyện Lục Yên (Yên Bái) chiều 29-5. Người dân ở gần tâm chấn cảm nhận rõ rung lắc.

Đăng ngày: 30/05/2024
Tòa nhà dùng nhiệt từ cơ thể người làm năng lượng

Tòa nhà dùng nhiệt từ cơ thể người làm năng lượng

Hơn 250.000 hành khách đi qua ga trung tâm Stockholm mỗi ngày không hề biết thân nhiệt của họ đang được khai thác để lấy năng lượng.

Đăng ngày: 30/05/2024
Cảnh báo ô nhiễm môi trường từ nhựa có màu sặc sỡ

Cảnh báo ô nhiễm môi trường từ nhựa có màu sặc sỡ

Nghiên cứu chỉ ra nhựa có màu sắc rực rỡ như: đỏ, xanh lam và xanh lục có khả năng phân hủy thành các hạt vi nhựa (microplastic) nhanh hơn các loại nhựa nhạt hoặc không màu.

Đăng ngày: 30/05/2024
Nhật sẽ dùng robot di dời nhiên liệu nóng chảy ở Fukushima

Nhật sẽ dùng robot di dời nhiên liệu nóng chảy ở Fukushima

Robot trang bị gọng kìm và sử dụng ống lồng để di chuyển sẽ thu thập những mảnh vụn nhiên liệu nóng chảy nặng chưa tới 3g.

Đăng ngày: 29/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News