Đức Phật Thích Ca ra đời vào ngày 8/4 hay 15/4 âm lịch?
Dân gian Việt Nam từ xưa vẫn dùng câu “tháng tư ngày tám” để chỉ ngày Đức Phật Thích Ca ra đời, vậy tại sao đại lễ Phật đản lại được tổ chức vào ngày 15/4 (âm lịch)?
Theo các kinh sách Phật giáo, đức Phật đản sinh trong một ngày trăng tròn tháng Vesaka - tháng thứ hai theo lịch Ấn Độ cổ, chiếu theo lịch mặt trăng thì đó là tháng tư. Theo lịch Ấn Độ cổ, ngày trăng tròn chính là ngày mùng 8.
Do đó, ngày 8/4 của lịch Ấn Độ cổ cũng chính là ngày rằm tháng tư âm lịch mà người Việt Nam vẫn sử dụng.
Theo các học giả, việc coi ngày 15/4 âm lịch là ngày lễ Phật đản sinh là tuân theo truyền thống, chứ không ai chứng minh được ngài thật sự sinh ra vào ngày đó. Ở Ấn Độ, ngày trăng tròn của tháng Vesaka cũng là thời điểm bắt đầu mùa mưa, động vật, côn trùng cũng sinh sôi nảy nở, các nhà sư bắt đầu tu học tại chỗ, tránh đi lại để không giẫm đạp lên các sinh vật nhỏ bé.
Đức Phật vừa ra đời đã đi 7 bước trên 7 bông sen, 1 tay chỉ lên trời, 1 tay chỉ dưới đất.
Ngay cả năm sinh của Phật cũng không được khẳng định chính xác. Trong các tư liệu, giả thiết về năm ngài ra đời có rất nhiều, chênh nhau đến gần 400 năm, như các năm 1028, 1027, 685, 624, 566, 561, 558, 557, 520, 487, 466… trước Công nguyên. Phổ biến nhất là thuyết đức Phật sinh 624 trước Công nguyên (cả Phật giáo Nam tông và Bắc tông đều chính thức thừa nhận năm này).
Theo kinh sách, hoàng hậu Mahamaya sinh ra đức Phật trong vườn Lâm Tỳ Ni, dưới gốc cây vô ưu (cây sala). Cụ thể, kinh điển Nam tông chép rằng, theo phong tục, sắp đến ngày lâm bồn, hoàng hậu Mahamaya về vương quốc cha mẹ đẻ để sinh con. Khi bà nghỉ chân ở vườn Lâm Tỳ Ni thì cơn đau chuyển dạ xuất hiện. Các nữ tỳ vội quây màn cho hoàng hậu, bà bám lấy một gốc cây vô ưu và sinh ra hoàng tử.
Lúc này trên trời xuất hiện 4 vị đại phạm thiên cầm lưới bằng vàng quấn quanh hài nhi, trong khi 2 trận mưa dội xuống tắm gội cho hai mẹ con. Sau đó, đứa trẻ được Tứ đại thiên vương đỡ lấy, bọc trong miếng vải làm bằng da linh dương đen.
Còn theo kinh điển Bắc tông, hoàng hậu Mahamaya mơ thấy voi trắng 6 ngà biến thành luồng sáng soi vào bụng mình và sau đó có thai. Đến ngày, bà đến vườn Lâm Tỳ Ni và sinh ra hoàng tử từ sườn phải. Một bông sen nảy lên đỡ lấy đứa bé. Từ trên trời, 9 con rồng bay xuống phun 2 dòng nước lạnh và nóng để tắm cho ngài, rồi các thần xuống săn sóc. Vừa ra đời, đức Phật đã bước 7 bước (mỗi bước đều có hoa sen đỡ dưới chân), một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” (trên trời, dưới đất, chỉ có ta là bậc tôn quý nhất).

Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật
Không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà
Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra
Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở
Hai ngàn năm trước, các du khách cổ đại đã đến một ngôi đền Hi Lạp-La mã ở Hierapolis (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), nằm bên trên một chiếc hang được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới bên kia.
