Đức vươn xa ở Thế vận hội nhờ... bia?

Trong thời gian luyện tập cho Olympic mùa đông Pyeongchang 2018, Simon Schempp - vận động viên môn trượt tuyết bắn súng hỗn hợp đội tuyển Đức, thường kết thúc một ngày vất vả bằng những cốc thức uống bồi bổ sức lực.

Nó không phải là nước uống thể thao mà là bia không cồn. Chia sẻ trên tờ The New York Times, vận động viên giành được 2 huy chương 1 bạc 1 đồng này nói nó "có tác dụng trực tiếp đến việc luyện tập thi đấu thành tích cao".

Đức vươn xa ở Thế vận hội nhờ... bia?
Simon Schempp giành huy 2 huy chương tại Olympic Pyeongchang 2018 - (Ảnh: Getty Images).

Lợi hơn nước uống thể thao?

Không riêng Simon Schempp, hầu hết những vận động viên thể thao của các đội tuyển khác của Đức cũng đem bia không cồn vào thực đơn ăn uống trong khi luyện tập của mình. Họ không chỉ uống một loại ưa thích mà uống rất nhiều loại khác nhau.

Năm nay, tại Olympic Pyeongchang, hãng bia Krombacher của Đức tài trợ 3.500 lít bia không cồn cho đoàn thể thao nước nhà.

Các công ty bia ở Đức sản xuất bia không cồn lần đầu ở Đông Đức năm 1973, dành cho cánh tài xế.

Một thập niên sau, các công ty bắt đầu sản xuất bia không cồn hướng đến những người dùng quan tâm đến sức khỏe khi không muốn mỏi mệt do say xỉn sau đám tiệc.

Đức vươn xa ở Thế vận hội nhờ... bia?
Magdalena Neuner (Đức) uống bia không cồn khi giành chiến thắng tại giải vô địch thế giới môn trượt tuyết bắn súng hỗn hợp diễn ra ở Ruhpolding, Đức năm 2012 - (Ảnh: Getty Images).

Tuy nhiên, theo Scherr - cũng là một giảng viên y học thể thao tại ĐH Kỹ thuật Munich (Đức), thời điểm đó người ta vẫn chưa biết hết ý nghĩa khoa học đằng sau bia không cồn.

Sau này, Scherr thực hiện liên tiếp 2 cuộc nghiên cứu, trong đó các vận động viên tham gia giải marathon Munich 2009 sẽ uống bia không cồn 3 tuần trước và 2 tuần sau cuộc đua.

Kết quả, những vận động viên này ít bị sưng viêm hơn 20% những người bình thường. Đồng thời, họ cũng ít bị các chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên hơn những vận động viên sử dụng placebo, một loại giả dược có tác dụng cả về tâm lý lẫn sinh lý.

"Kết quả rất bất ngờ với chúng tôi. Bia không cồn giúp các vận động viên hồi phục nhanh hơn, nó cũng giúp các vận động viên luyện tập dưới cường độ cao hơn", Scherr nói khi công bố kết quả trên tạp chí Medicine & Science in Sports & Exercise.

Ngày càng phát triển ở Đức

Đức vươn xa ở Thế vận hội nhờ... bia?
Top 3 vận động viên tại marathon Berlin uống bia không cồn - (Ảnh: Christian Behnke).

Theo Scherr, bia không cồn có ích cho sức khỏe nhờ vào polyphenol - một hóa chất giúp tăng cường miễn dịch có nguồn gốc thực vật lên men.

Trao đổi trên trang National Public Radio (NPR), Desbrow một nhà dinh dưỡng học người Úc - người đã nghiên cứu lâu năm về tác dụng của bia - cho biết khi nghiên cứu năm 2013, nhóm của ông thấy rằng bia không cồn khi kết hợp với các chất điện giải sẽ giúp cơ thể giữ nước nhiều hơn.

Đức là một trong những quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất trên thế giới. Riêng bia không cồn được dân Đức tiêu thụ nhiều thứ 2 thế giới sau Iran.

Từ năm 2011-2016, lượng tiêu thụ bia không cồn ở Đức đã tăng 43% mặc dù lượng tiêu thụ bia nhìn chung có giảm, theo Euromonitor International.

Bia không cồn ít đường hơn so với nhiều loại nước uống thể thao. Theo thống kê người Đức uống bia không cồn nhiều hơn gấp 3 lần so với các thức uống thể thao khác.

Ngày nay, công nghệ đã tạo ra đến hơn 400 loại bia không cồn trên thị trường Đức. Bên cạnh đó, rất nhiều hãng bia hiện nay bán bia không cồn như một loại nước uống thể thao.

Đức vươn xa ở Thế vận hội nhờ... bia?
Mỗi vận động viên tham gia marathon Berlin năm ngoái đều được mời một ly bia không cồn - (Ảnh: Christian Behnke).

Trong những kỳ marathon, bia không cồn luôn mặt có ở đích đến dành cho các vận động viên. Năm ngoái, tại giải marathon Berlin, hãng Erdinger cung cấp hơn 30.000 ly bia không cồn.

Người Đức luôn nổi tiếng về tinh thần khoa học và sự phát triển của mình. Chắc chắn các quốc gia khác sẽ để tâm đến việc áp dụng bia không cồn vào luyện tập thể thao trong tương lai, noi theo tấm gương nước Đức tại Olympic Pyeongchang năm nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn uống đồ có chất acid: nhai nuốt liền, đừng ngậm lâu

Ăn uống đồ có chất acid: nhai nuốt liền, đừng ngậm lâu

Nhóm nghiên cứu ở đại học King tại London phát hiện những người có thói quen uống nước trái cây giữa hai bữa ăn và ngậm lâu trong miệng trước khi nuốt có nguy cơ bị mòn răng do acid cao.

Đăng ngày: 26/02/2018
Bệnh trẻ thường gặp giao mùa Đông Xuân và cách phòng tránh

Bệnh trẻ thường gặp giao mùa Đông Xuân và cách phòng tránh

Các bệnh trẻ em thường gặp trong mùa Đông Xuân thường là những bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa,… do khả năng miễn dịch kém, cộng thêm thời tiết lạnh, mưa phùn, độ ẩm không khí cao.

Đăng ngày: 26/02/2018
Mụn nước ở tay là gì?

Mụn nước ở tay là gì?

Mụn nước thường xuất hiện ở các vùng da tay và chân, khiến bạn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Không xử lý cẩn thận, mụn bị vỡ sẽ lây lan sang các vùng da khác.

Đăng ngày: 26/02/2018
Cách xử trí khi có cơn đau thắt ngực

Cách xử trí khi có cơn đau thắt ngực

Cơn đau tim (còn gọi là cơn đau thắt ngực) là chứng đau ở vùng trước tim do thiếu máu cục bộ nhất thời ở cơ tim. Thường do co thắt động mạch vành đã bị vữa xơ làm hẹp từ trước.

Đăng ngày: 26/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News