Dùng máy chụp cắt lớp, các nhà nghiên cứu đọc được cả văn tự cổ 500 năm đã bị cháy sém
Họ khuyến khích các nhà khảo cổ học, các viện bảo tàng hãy gửi văn tự khó đọc về cho họ, tất cả sẽ được giải mã hết!
Làm cách nào để phục hồi một cuộn giấy đã bị cháy sém, cuộn lại thành một cục cứng nhắc, đã 500 năm tuổi? Bằng khoa học! Các nhà nghiên cứu vừa sử dụng công nghệ cao, đọc được nội dung ẩn giấu trong một cuộn giấy cháy dở tồn tại từ thế kỷ 16.
Một cuốn văn tự cổ đã bị cháy.
Đã từ lâu, đội ngũ các nhà khoa học tại Đại học Cardiff, xứ Wales đã cố gắng hoàn thiện kĩ năng sử dụng thiết bị y học để đọc được nội dung những văn tự cổ xưa đã bị hư hại, hoặc quá mỏng manh để có thể mở ra đọc theo cách thông thường. Đầu tiên, họ dùng máy chụp cắt lớp để có được hàng ngàn hình ảnh nhỏ xíu của cuộn giấy. Đưa những hình ảnh có dược vào một thuật toán, họ có thể giải mã được chữ cái, từ ngữ và hình ảnh có trong từng lớp giấy.
Bằng cách thức trên, họ đọc được cuộn giấy bị lửa làm hư hại hồi thế kỷ 16, tìm thấy trong trang viên Diss Heyword, tại Norwich, nước Anh. Văn tự ghi lại lịch sử của trang viên, bao gồm việc mua bán đất đai, những người xâm nhập bất hợp pháp vào khuôn viên được bảo vệ…
Nội dung bên trong cuộn giấy bị lửa làm hư hại hồi thế kỷ 16.
Phương pháp đọc nội dung văn bản trong những tập giấy, cuộn giấy cổ đã có từ năm 2013, lần đầu được áp dụng lên một cuộn giấy đã bị nước làm hư hại nặng. Nhưng lần này đặc biệt khó: tập giấy bị cháy khiến cho nhiều trang bị dính vào nhau thành những lớp than chồng lên nhau.
Chữ viết bên trong cuốn văn tự cổ.
"Đọc được cuộn giấy lấy về từ Diss Heyword là một thử thách thực sự, nó gồm 4 tờ giấy da và nhiều lớp giấy khác nữa, dễ khiến cho chữ từ trang này lẫn sang trang khác", giáo sư Paul Rosin từ nhóm nghiên cứu nói. "Chưa hết, cuộn giấy cổ còn bị mất màu và gấp nếp, bị bồ hóng phủ kín bề ngoài. Thế nhưng chúng tôi đã chứng minh được rằng kể cả với những văn tự khó như vậy, chúng tôi vẫn có thể trích xuất thông tin từ chúng".
Những nhà nghiên cứu tại Đại học Cardiff rất tự hào về những gì mình làm được, họ khuyến khích các học giả, các sử gia trên toàn thế giới hãy gửi văn tự cổ bị hư hại về cho họ. Bằng công nghệ, họ sẽ đọc được những con chữ người ta tưởng đã biến mất theo thời gian.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
