Dung nham nóng đỏ chảy trên tuyết gây bối rối

Nhiếp ảnh gia người Iceland đăng lên mạng xã hội thước phim ghi hình dung nham từ núi lửa Sundhnúkagígar chảy qua tuyết nhưng không bốc hơi.


 (Video: Jeroen Van Nieuwenhove).

Thước phim được Jeroen Van Nieuwenhove ghi hình trong đợt phun trào của núi lửa Sundhnúkagígar tháng 2/2024. Sự kiện này liên quan đến những đợt phun trào lớn hơn trong giai đoạn 2023 - 2024, khiến nhiều công trình tại thị trấn Grindavík bị phá hủy. Van Nieuwenhove chia sẻ thước phim trên mạng xã hội và nhận được sự quan tâm lớn, thu hút khoảng 500.000 lượt thích, IFL Science hôm 14/11 đưa tin.

Tuy nhiên, một số người xem tỏ ra hoài nghi và cho rằng đoạn phim do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia xác nhận đoạn phim là thật, không phải AI và không bị chỉnh sửa hay tua nhanh. "Thật thú vị vì điều này cho thấy chúng ta vẫn có thể ngạc nhiên đến mức nào trước sự độc đáo của thiên nhiên", ông viết.

Một trong những yếu tố gây bối rối là tuyết không tạo ra hơi nước khi tiếp xúc với dung nham nóng đỏ. Van Nieuwenhove tìm hiểu vấn đề này và được giải thích rằng có thể liên quan đến hiệu ứng Leidenfrost. Hiệu ứng Leidenfrost được mô tả lần đầu vào thế kỷ 18. Theo đó, chất lỏng khi gần một vật thể nóng hơn đáng kể có thể tạo ra một lớp hơi cách nhiệt ngăn nó sôi nhanh.

Dung nham nóng đỏ chảy trên tuyết gây bối rối
Dung nham từ núi lửa Sundhnúkagígar chảy trên tuyết.

"Dung nham nóng đến mức làm tan lớp tuyết bên trên, tạo ra một lớp hơi tạm thời che chắn phần bên dưới khỏi nhiệt, tương tự như những gì bạn thấy khi những giọt nước di chuyển trên một tấm kim loại nóng. Dung nham chảy nhanh đến mức trùm lên tuyết trước khi tan chảy. Kết quả là, tất cả đều mắc kẹt dưới dung nham", Van Nieuwenhove giải thích.

Van Nieuwenhove cho biết, một số hiểu lầm của người xem cũng có thể bắt nguồn từ tính chất vật lý kỳ lạ của dung nham. "Một điều tôi nhận ra khi ghi hình chuỗi phun trào liên tục ở Iceland 4 năm qua là đa số mọi người đánh giá sai về cách dung nham hoạt động. Tôi cho rằng các hiệu ứng đặc biệt trong phim đã gây ảnh hưởng khá lớn. Mọi người ngạc nhiên trước vẻ ngoài, cách di chuyển, âm thanh và cách dung nham tương tác với môi trường xung quanh. Dung nham là một chất kỳ lạ và trông siêu thực trong video", nhiếp ảnh gia viết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đám mây kỳ lạ trông như “tàu mẹ của người ngoài hành tinh”, vì sao nên đi trú gấp?

Đám mây kỳ lạ trông như “tàu mẹ của người ngoài hành tinh”, vì sao nên đi trú gấp?

Một đám mây xám xịt, trông kỳ lạ và bí ẩn, đã xuất hiện trên bầu trời ở Tây Ban Nha. Nhiều người nói đám mây này trông như “tàu mẹ” của người ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 13/12/2024
Hiệu ứng lều tuyết cứu mạng người đàn ông mắc kẹt 60 ngày

Hiệu ứng lều tuyết cứu mạng người đàn ông mắc kẹt 60 ngày

Một người đàn ông Thụy Sĩ may mắn sống sót trong chiếc xe hơi bị tuyết phủ kín suốt hai tháng giữa mùa đông khắc nghiệt nhờ hiệu ứng lều tuyết.

Đăng ngày: 13/12/2024
Sáng kiến trồng hàng triệu

Sáng kiến trồng hàng triệu "cây mây" trên dãy Andes

Những ngọn núi cổ xưa trên dãy Andes - nơi sinh sống của gấu mặt ngắn, báo và kền kền bản địa - từng được phủ xanh bởi loài thực vật được mệnh danh "cây mây".

Đăng ngày: 13/12/2024
Biến đổi khí hậu khiến Philippines có nguy cơ bão tăng gấp đôi

Biến đổi khí hậu khiến Philippines có nguy cơ bão tăng gấp đôi

Biến đổi khí hậu đang khiến Philippines dễ bị ảnh hưởng bởi các cơn bão nhiệt đới hơn, nhiệt độ tăng cao khiến nước này có nguy cơ hứng chịu các cơn bão chết người cao gấp đôi.

Đăng ngày: 13/12/2024
La Nina sắp tới có thể yếu và ngắn hạn

La Nina sắp tới có thể yếu và ngắn hạn

Các chuyên gia khí tượng dự đoán hiện tượng La Nina có thể xuất hiện đầu năm sau với tác động yếu và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Đăng ngày: 13/12/2024
Dự báo thời tiết

Dự báo thời tiết "khả năng mưa 30%" nghĩa là gì?

Dự báo thời tiết giúp bạn lên kế hoạch cho các hoạt động của mình. Thông thường dự báo mưa sẽ không ghi rõ "có" hay "không", mà sẽ đưa ra con số %. Vậy % này có ý nghĩa gì?

Đăng ngày: 12/12/2024
Cục mưa đá nặng nhất thế giới nặng hơn một kg: Làm thế nào để chúng trở nên lớn như vậy?

Cục mưa đá nặng nhất thế giới nặng hơn một kg: Làm thế nào để chúng trở nên lớn như vậy?

Một phương pháp mới sử dụng mưa đá thật và máy quét CT đã tiết lộ cách chúng phát triển.

Đăng ngày: 12/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News